Dòng sự kiện:

Giúp mẹ xử lí xung đột nhờ nắm bắt tính cách các con

17:00 30/01/2016
Những xung đột, cãi vã của các bé trong gia đình làm bất kì cha mẹ nào cũng phải đau đầu. Nguyên nhân do đâu? Câu trả lời đơn giản nhất đó là thứ tự sinh.

  

Tin liên quan

  • Cách hóa giải xung đột giữa cha mẹ và con cái
  • Cách xử lý khi các con tranh giành, xung đột nhau
  • 5 bí quyết giúp bạn nuôi dạy những đứa trẻ "xung khắc"
Thường thì những đứa trẻ sẽ cáu kỉnh khi chúng phải ăn quá nhiều, thời gian nhìn màn hình quá nhiều, hay không được ngủ đủ giấc. Anh chị em sẽ tranh giành nhau đồ chơi như Lego hoặc búp bê các bé yêu thích. Nhưng có rất nhiều sự tranh giành kinh khủng hơn, không khác gì một cuộc chọi gà.

Trong nuôi dạy con cái, tính nhất quán, đặc biệt là vấn đề kỷ luật, rất quan trọng. Nhưng làm thế nào bạn có thể hòa hợp những tính cách khác nhau trong gia đình đòi hỏi bạn phải có nhiều phương pháp khác nhau. Hãy nhìn vào thứ tự sinh và sự ảnh hưởng của nó đến mối quan hệ của các bé với nhau và với bố mẹ. Trước tiên, đây là một vài điều phổ biến về những tính cách khác nhau dưới cùng mái nhà.

Con đầu nói chung là đáng tin cậy, cẩn thận, chu đáo, ngăn nắp, thận trọng, được cha mẹ dạy bảo nghiêm khắc. Các bé cũng có xu hướng là những người muốn đạt được thành công trong tất cả những việc chúng làm. Chúng cũng có bản năng chăm sóc người khác, vì vậy nếu có những đứa em nhỏ trong gia đình, những đứa trẻ này thường đỡ đần cho cha mẹ rất nhiều.

Con thứ có xu hướng là những người làm vừa lòng người khác, tình bạn và quan hệ xã hội rộng; cũng có phần nổi loạn, và khi có một đứa em mới ra đời, chúng phải tìm cách làm thế nào thỏa hiệp để hài lòng tất cả mọi người.

Con út thường gây ấn tượng một cách tự nhiên với tính cách hòa đồng, cởi mở và mong muốn được trải nghiệm các cuộc phiêu lưu. Ngoài ra, đứa bé ít tuổi nhất nhà cũng có tính sáng tạo, nổi loạn và hay chú ý đến mọi thứ.

Bạn không thể thay đổi thứ tự sinh giống như bạn không thể thay đổi thời tiết, nhưng bạn có thể hiểu được những tính cách đó khi bạn tiếp xúc với mỗi đứa con của mình, có những hình thức kỷ luật, tiếp thêm động lực, hỗ trợ và khen thưởng các bé phù hợp.

• Hãy thông cảm với những áp lực do tính cầu toàn bẩm sinh của đứa con đầu lòng, và giúp con giải tỏa tất cả những cảm giác khó khăn khi gặp những thất bại không đáng có.

• Hãy khoan dung với những đứa con thứ - những đứa trẻ không có con đường đi của riêng mình khi phải nghe theo định hướng của đứa con cả và quan tâm đến đứa em út.

• Hãy vui mừng và tán thưởng những sự kiện quan trọng trong đời của con út, ngay cả khi bạn đã thấy những điều đó một vài lần rồi (và chụp thêm vài tấm ảnh những bước đi đầu tiên của con nữa). 

Hương Trà (Theo Parentsociety)

Nguồn: Gia đình Việt Nam