Hàng loạt trẻ dưới 3 tháng tuổi bị Thủy Đậu vì mẹ không chích ngừa trước sinh
Ghi nhận tại BV này ngày 7/3, có đến 7 trẻ đang điều trị thủy đậu tại khoa Nhiễm – Thần kinh. Trong đó nhiều trường hợp bệnh nhi dưới 3 tháng tuổi, thậm chí có trẻ chưa đầy một tháng tuổi đã mắc bệnh.
Nhiều trẻ bị thủy đậu đang điều trị tại BV Nhi đồng 1 (TP.HCM).Chị D.K.T (35 tuổi, quê An Giang) ngồi cho con trai 2 tuổi ăn tại hành lang khoa. Đứa bé liên tục quấy khóc khi trên người nổi đầy những mụn nước kèm theo biểu hiện sốt, đau nhức khắp cơ thể.
“Con mình nổi mụn nước từ 4 ngày trước, thấy lan nhanh nên mình cho bé vào BV luôn. Bé đầu của mình trước cũng bị thuỷ đậu. Vì đi làm thường xuyên, nghĩ cũng không đến nỗi nào nên cả hai bé mình đều chưa tiêm ngừa” – chị nói.
Trẻ mắc bệnh thủy đậu điều trị tại BV Nhi Đồng 1 (TP.HCM).
Còn chị T.T.T (21 tuổi) thì ẵm con 5 tháng tuổi từ Đắk Lắk xuống Sài Gòn điều trị đã một tuần nay. Chị cho biết, bác sĩ nói 9 tháng tuổi mới đến thời điểm tiêm ngừa cho con, nhưng không hiểu sao con còn nhỏ xíu vậy đã bị thủy đậu nặng rồi. Hỏi ra thì người mẹ cũng chưa tiêm ngừa cho… chính mình.
Tương tự, chị L. (24 tuổi, ngụ TP.HCM) cũng chủ quan không tiêm ngừa thủy đậu trước sinh vì nghĩ những người trưởng thành sẽ khó mắc. Hậu quả là sau khi các mụn nước nổi trên người chị ít ngày và khô đi, đến lượt con chị cũng phát bệnh.
Đa số trẻ nhập viện còn rất nhỏ.
Con của chị T.Th. (quê Đắk Lắk) cũng bị lây bệnh từ mẹ. Theo lời người phụ nữ, một tháng trước chị đã bị lây thủy đậu từ người thân trong gia đình. Trong thời gian ủ bệnh, vì con còn nhỏ nên chị phải ôm ấp cho bú mỗi ngày.
Thời gian bệnh thủy đậu có thể kéo dài đến 21 ngày.
Bác sĩ Trương Hũu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh BV Nhi Đồng 1 cho biết, thông thường dịch thủy đậu kéo dài từ đầu năm đến tháng 6 hàng năm. Tuy chỉ mới đầu mùa dịch nhưng số lượng trẻ nhập viện tăng khá cao.
Theo số liệu thống kê, từ đầu năm đến nay BV đã tiếp nhận điều trị cho 43 ca trẻ em mắc bệnh thủy đậu, chủ yếu là bệnh nhi từ 3 tháng tuổi trở xuống. Nguyên nhân thường do người mẹ không tiêm ngừa hoặc tiêm ngừa không đầy đủ, nên khi mắc bệnh tiếp tục lây cho con.
Một trường hợp trẻ mắc bệnh thủy đậu do bị lây từ mẹ.
“Một số bệnh nhi bị thủy đậu khá nặng bị biến chứng, đa số là các trẻ bị ung thư phải uống thuốc ức chế miễn dịch, trẻ bệnh thận. Cứ theo chu kỳ vài năm hoặc tới mùa, bệnh thủy đậu lại tái diễn” – bác sĩ nói.
Bác sĩ khuyên cha mẹ nên nhanh chóng tiêm chủng đầy đủ cho trẻ.
Thông thường, thời gian bệnh kéo dài đến 21 ngày. Do vậy dù chưa có biểu hiện mụn nước, cơ thể đã ủ bệnh và có thể lây lan.
Bác sĩ Khanh khuyên phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đi chích ngừa, nếu chưa đến tuổi tiêm ngừa thì cần cách ly, khi tiếp xúc với người bệnh cần rửa tay thật sạch, thay quần áo kỹ lưỡng. Khi mắc bệnh không cần kiêng tắm và không được gãi, chà xát có thể khiến nhiễm trùng da gây sẹo rỗ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bay hết sẹo thâm, sẹo rỗ với cách chăm sóc da mặt sau khi bị thủy đậu
- 4 điều mẹ nên biết trước mùa cao điểm bệnh thủy đậu
- Bị thủy đậu, Thùy Dung vẫn lọt top 3 nhan sắc Miss International 2017
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua