Hạnh phúc vô cùng khi thấy con tự đứng dậy sau vấp ngã
Hai vợ chồng đều nhanh nhẹn, chịu khó làm ăn nên kinh tế gia đình chị Phương được coi là khá giả. Nhưng cũng chính vì mải mê làm kinh tế nên khi cậu con trai bước vào tuổi dậy thì, vợ chồng chị “quên” việc sát sao, quan tâm con. Cậu con trai ở tuổi muốn thể hiện mình là cậu ấm con nhà khá giả đã không thoát được những cám dỗ bủa vây.
Cậu bắt đầu thay đổi cách ăn mặc, thay đổi kiểu tóc bằng cách nhuộm màu thật nổi bật, ấn tượng. Cậu thường xuyên trốn học, lấy trộm tiền và giam mình trong các quán game. Thế nhưng, vợ chồng chị Phương không phát hiện ra việc con nhiễm thói hư tật xấu, vẫn nghĩ rằng con học ở trường vất vả, học thêm nhiều và còn cho con thêm tiền tiêu vặt. Chỉ đến khi giáo viên gọi điện thông báo việc con chị nghỉ học quá nhiều, chị mới giật mình.
Khi vợ chồng chị vào cuộc thì cậu con trai đã... hỏng nặng. Khi bố mẹ không để hớ hênh tiền như trước thì cậu cắm máy tính, xe máy… để có tiền ăn chơi. Chị Phương cũng thường xuyên phải "theo sau" trả nợ cho con. Thời gian đó, chị gần như bỏ hết công việc, với mong muốn kéo con trở lại cuộc sống, biết chuyên tâm học hành. Vì con, chị thường xuyên mất ăn mất ngủ, lúc nào cũng lo lắng, không yên.
Kéo con trở về là hành trình cần nhiều kiên nhẫn và yêu thương. Ảnh minh họa internet
“Lên lớp” con nhiều khiến con luôn xa cách, tỏ thái độ khó chịu với bố mẹ. Có lần, không xin được mẹ tiền, cậu đã “mất tích” trong mấy ngày để bố mẹ cuống cuồng, lo lắng. Con trai ngày càng trượt dài trong sự cám dỗ với những ngày bỏ nhà đi liên miên. Chị Phương từng nghĩ, đã mất con hoàn toàn.
Để kéo con trở về là hành trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và thương yêu. Chị Phương thay đổi “chiến thuật” không lên lớp, nói những lời giáo điều với con. Biết con trai vì nông nổi, cả nể nên dễ đua đòi, bị bạn bè xấu lôi kéo, lợi dụng. Thế nên, chị nhờ một người bạn có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống “làm bạn” với con. Khi hai chú cháu trở nên thân thiết thì việc nhờ chú định hướng cho cháu lại không quá khó. Bên cạnh đó, hai vợ chồng chị cũng quan tâm con hơn, rủ con chơi thể thao, đi du lịch… để dần tách con khỏi đám bạn xấu, giúp con tìm thấy niềm vui, những giây phút yêu thương trong gia đình.
Con tốt nghiệp THPT, chị Phương xin cho con đi làm dưới sự kèm cặp, sát sao của người bạn. Sau thời gian đi làm, con đã biết quý trọng sức lao động, giá trị đồng tiền và hơn hết là nhận ra, những lúc khó khăn nhất luôn có bố mẹ bên cạnh. Dù con có vấp ngã, dù con có thất bại, bố mẹ vẫn không bỏ rơi con.
Giờ đây, nhờ sự nhanh nhẹn, chịu khó, nhờ khả năng giao tiếp tốt, con được giao nhiệm vụ phụ trách một nhóm bán hàng. Vợ chồng chị Phương cảm thấy vô cùng hạnh phúc bởi con đã tự đứng dậy từ những vấp ngã và chị tin con lặp lại những sai lầm như trước.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Vì sao cha mẹ nhất định phải dạy con làm giàu?
- 3 quy tắc nên dạy con sớm để trở thành người có nhân cách tốt
- Hàng nghìn người chia sẻ quan điểm dạy con 'khó nghe' của ông bố Việt
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua