Hạnh phúc vỡ òa của người mẹ vừa sinh con sau 7 năm chạy thận
Hạnh phúc vỡ òa
Hẳn nhiều người vẫn chưa quên câu chuyện chị Hoàng Ngọc Yến (31 tuổi, quê ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang) - người phụ nữ phải chạy thận nhân tạo 7 năm liên tục mà vẫn “mẹ tròn con vuông” là kỳ tích 40 năm mới có 1 lần trong y khoa.
Có được đứa con đáng yêu như hiện tại, chị đã phải trải qua đầy rẫy những gian truân khi vừa chống chọi lại bệnh tật vừa cố níu giữ giọt máu trong bụng mình.
Mẹ con chị Yến khỏe mạnh trong ngày xuất viện. (Ảnh: Báo Trí thức trẻ).
Chia sẻ trên báo Trí thức trẻ, trong ngày xuất viện, chị Yến cho biết, vợ chồng chị có con thật sự là điều không tưởng và điều đó đã trở thành phép màu thực sự khi được sự giúp đỡ, chăm sóc của đội ngũ các y bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai.
Chị lập gia đình khi vừa tròn 24 tuổi. Niềm hạnh phúc làm mẹ vừa nhen nhóm với vợ chồng trẻ thì cũng là lúc chị nhận hung tin mắc bệnh suy thận khi thai nhi mới 4 tháng tuổi.
Khi chị nhập viện, các bác sĩ bảo phải bỏ thai nhi và chạy thận nhân tạo vì có giữ lại thai nhi cũng không thể phát triển được. Vợ chồng chị nghe xong như suy sụp, thấy cuộc sống như khép lại trước mắt mình, chán nản vô cùng.
Nhiều năm trời sau khi lấy nhau, chị Yến phải sống nhờ chiếc máy chạy thận với chu kỳ điều trị 3 lần/tuần.
“Thời gian đó, tôi sống trong nỗi buồn vô hạn. Thấy hàng xóm ai cũng con bồng con bế, bữa cơm chiều có đứa con bên cạnh còn gì hạnh phúc bằng. Niềm khao khát, mong ước có con luôn hiện hữu trong tâm trí vợ chồng tôi. Tuy nhiên, bị bệnh thận thì hầu như việc có con là điều không tưởng nên chúng tôi đành ngậm ngùi chấp nhận số phận đã an bài”, chị Yến nhớ lại.
Nhận tin mình mang thai lần thứ hai sau 7 năm chạy thận, niềm hạnh phúc của anh chị lập tức bị nỗi lo lắng nhấn chìm. Dù các bác sĩ tư vấn, việc mang thai rất có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng, thế nhưng khát khao được làm mẹ khiến chị không lùi bước.
[mecloud]U7D2nlyjfs[/mecloud]
Trước quyết tâm giữ lại thai nhi của gia đình bệnh nhân Yến, Ban Giám đốc BV Bạch Mai và đội ngũ y bác sĩ Khoa Thận Nhân tạo có nhiều cuộc hội chẩn, thay đổi phương pháp điều trị chờ ngày sinh.
Bác sĩ Hồ Lưu Châu, Phó trưởng khoa Thận Nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, người bình thường có thai khó một thì bệnh nhân suy thận mãn tính, phải lọc máu chu kỳ, giữ thai khó khăn hơn cả trăm nghìn lần.
“Việc quyết định để thai phụ suy thận mãn tính giữ lại thai nhi là vô cùng mạo hiểm, tuy nhiên, chúng tôi tự tin một điều, trên thế giới làm được thì Việt Nam cũng có thể làm được. Và kết quả bệnh nhân đã mẹ tròn, con vuông chẳng khác nào cổ tích thời nay”, bác sĩ Châu tự hào nói.
Kỳ tích 40 năm mới có 1 lần
Như tin tức đã đưa từ trước, ngày 19/5/2015, chị Yến phát hiện có thai ở tuần thứ 15. Kết quả siêu âm cho thấy thai nhi phát triển bình thường.
Sau khi hội chẩn, căn cứ tình trạng bệnh nhân, các bác sĩ cho phép chị Yến giữ thai nhưng phải thay đổi phác đồ điều trị để bảo đảm an toàn cho sức khỏe cả mẹ và thai nhi.
Thay vì phác đồ lọc máu chu kỳ 3 lần/tuần, bệnh nhân được lọc máu 6 buổi/tuần. Cùng đó, thuốc điều trị cũng được điều chỉnh liều cho phù hợp. Sau 30 tuần thai nghén, chị Yến được các y, bác sĩ nhiều chuyên khoa của Bệnh viện Bạch Mai theo dõi sát sao về sức khỏe.
Báo Gia đình & Xã hội thông tin thêm, trường hợp của chị Yến được gọi là kỳ tích 40 năm có 1 lần. Trong 40 năm qua, khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai có 5 trường hợp bệnh nhân thận nhân tạo có thai nhưng chỉ 2 trường hợp thành công, có người bị thai lưu, sảy thai hoặc buộc phải đình chỉ thai nghén.
TS Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, chương trình nghiên cứu Đa trung tâm của châu Âu trong hơn 10 năm tại một số quốc gia như Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Anh... ghi nhận 23 trường hợp có thai trong khi chạy thận nhân tạo đăng ký theo dõi, chăm sóc sinh con.
Trong số này, chỉ có 52% trẻ được sinh và sống bình thường. Ở Việt Nam chưa có báo cáo nào bệnh nhân có thai trong khi chạy thận nhân tạo chu kỳ sinh con.
Khánh Vy (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video đang hot nhất:
[mecloud]XH9HtN79NF[/mecloud]
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua