Hành trình đầy nước mắt của người mẹ giúp con bị Down sống tự lập
Hành trình tập đứng, tập nói, tập viết cho con trai
Năm 1994, bà Hằng vỡ òa trong niềm hạnh phúc khi mang thai rồi sinh con trai Bùi Tất Thành. Thế nhưng, bao; mừng vui ban đầu đều tan thành mây khói khi bà biết tin con trai mắc bệnh Down bẫm sinh.
“Thật ra tôi là thuộc trường hợp sinh khó, khi sinh Thành, tôi nđã 37 tuổi rồi. Ngày sinh con, Thành bị ngộp thở tới 5 phút, cả người tím tái, phải thở bằng oxy… nên mới dẫn đến mắc chứng bệnh Down”, bà Hằng tâm sự. Những ngày đầu khó khăn khi tin vào sự thật ấy, mỗi khi nhìn đứa con trai duy nhất của mình, lòng bà lại vô cùng đau đớn. Ấy vậy mà, ngườ phụ nhữn ấy vượt lên tất cả, bà quyết định tìm mọi cách để chữa trị bệnh cho con.
Thành vui vẻ với cuộc sống sinh hoạt bình thường như bao bạn khác.
Lúc 18 tháng tuổi, tập mãi mà Thành vẫn không biết đứng. Thấy vậy, bà Hằng liền gửi con vào nhà trẻ và nhờ các thây cô kèm cặp. Với sự lưu tâm và giám sát của các thầy cô, sau ít tháng, Thành đã đi được những bước chập chững.
Khi Thành bắt đầu học chữ, vì ảnh hưởng của bệnh nên đôi mắt của em không hướng được vào một điểm. Mỗi khi viết chữ, Thành đều viết lệch dòng và những nét chữ nguệch ngoạc khắp trang giấy.
Đến 6 tuổi, bà Hằng liền đưa con vào làng Hòa Bình 2 để Thành theo học. Cũng thời điểm này, bà biết được đứa con trai không thể nói được.
“Lúc đó, khi đưa con vào học được một thời gian thì thầy cô ở trường mới mời tôi lên cho biết Thành không nói được. Khi đưa Thành đi khám bệnh, tôi mới biết con bị vướng dây thắng lưỡi nên dẫn đến không nói được”, bà Hằng kể.
Nhưng nhờ sự kiên trì và nỗ lực của mình, mỗi ngày bà Hằng đều đưa đón con đến trường và tập cho Thành nói. Khi lên 10 tuổi, Thành bắt đầu nói bập bẹ được vài chữ.
Nhưng lúc này,Thành vẫn không làm được các việc đơn giản, tất cả phải nhờ sự trợ giúp của mẹ hoặc chị gái. Muốn con trai phải tự lập và làm được những việc cơ bản trong cuộc sống, bà Hằng quyết tâm đưa con đi học võ.
15 tuổi, Thành được nhận vào Trung tâm giời thiệu việc làm cho người khuyết tật. Từ đây, mỗi ngày Thành đều phải vừa học vừa làm những công việc đơn giản để em có thể nuôi sống bản thân. Bên cạnh đó, một tuần Thành phải tập 3 buổi võ thuật để cơ thể vận động và thích nghi như người bình thường.
“Hồi đó, mới ban đầu họ không nhận con tôi đâu, nhưng sau này thuyết phục mãi nên võ sư mới dám nhận. Nhờ Thành thường xuyên đi tập võ nên cơ thể bay giờ cơ bản như người bình thường, mọi sinh hoạt cá nhân Thành đều đã làm được”, bà Hằng nhớ lại.
Cứ thế, hơn 20 năm qua mỗi ngày bà Hằng đều đưa con trai đi học, tập võ, châm cứu, bơi lội…với mong muốn sau này có thể tự lập.
Thành quả ngọt ngào và lời khuyên chân thành
Bà Hằng không giấy nổi niềm vui, niềm tự hào về cậu con trai khuyết tật của mình. Sau bao nhiêu, cố gắng và nỗ lực của bà giờ đây được đền đáp xứng đáng bằng cuộc sống tự lập hoàn toàn bình thường của cậu con trai.
Mỗi tuần, Thành đều phải đi tập võ buổi tối để rèn luyện thêm về cơ thể.
Nhớ lại quảng thời gian đã qua, bà tâm sự, Thành có thể tự đi xe đạp để đi chơi, đến trường hay đi lấy đồ đạc ở một nơi nào đó. Bên cạnh đó, Thành có thể làm được mọi việc trong nhà từ chuyện nhỏ cho đến lớn.
Nếu như không có bà bên cạnh, Thành có thể tự nấu những món ăn đơn giản để có một bữa ăn cho riêng mình. “Vì tôi là giáo viên, nên tôi luôn chú trọng dậy văn hóa đầu tiên. Tôi luôn nói với con, mỗi khi ra đường phải tuân thủ luật giao thông và mỗi khi ăn xong còn túi nilon phải bỏ thùng rác... Chính vì vậy, đến này Thành không những sống tốt khi không có tôi mà còn có một lối ứng xử văn hóa tốt nữa”, bà Hằng nói.
Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi con, bà Hằng nói: “Tôi từng nghe những lời từ người khác nói: “là hãy bỏ cuộc đi”, vì sẽ chẳng có kết quả gì. Nhưng tôi khuyên các bậc cha mẹ có con cũng bị mắc bệnh như con trai tôi, là hãy luôn cố gắng và tin tưởng một ngày nào đó con mình sẽ có thể tự sống như một người bình thường. Vấn đề chính là các bậc phụ huynh hãy hướng dẫn con mình từng bước nhỏ và rèn luyện các em từng chút một thì sẽ có kết quả”.
NHƯ Ý (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua