Dòng sự kiện:

Hầu hết các bà mẹ không biết lí do vì sao trẻ khóc đêm

08:30 10/01/2017
Trẻ khóc đêm có rất nhiều lí do, nếu tìm được lí do thì mẹ mới dễ dàng khắc phục được tình trạng khóc đêm của trẻ.

1. Đầy hơi

Hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa được hoàn thiện nên trẻ hay bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Khi trẻ bị đầy hơi bụng sẽ rất khó chịu, khó ngủ và khóc đêm.

Khi trẻ bị như vậy mẹ cũng đừng quá lo lắng, với các bé sơ sinh bú sữa mẹ thì không nên bú quá no, bú xong thì mẹ cho bé ợ hơi như ẵm bé tựa đầu vào vai mẹ, vỗ nhẹ lên lưng bé hoặc để bé nằm sấp trên đùi mẹ, vỗ hoặc xoa lưng cho bé...

2. Đau bụng

Đau bụng là triệu chứng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, thường gặp ở trẻ trong tầm 3 tháng tuổi. Trẻ bị đau bụng có rất nhiều nguyên nhân, trẻ ngày càng lớn hệ tiêu hóa dần hoàn thiện thì hiện tượng này cũng dần mất đi. Khi trẻ bị đau bụng thường có biểu hiện như mặt đỏ, chân co quắp, vật lộn, khó chịu...

Khi trẻ bị đau bụng mẹ có thể dỗ dành, ôm con vào lòng, có thể tắm nước ấm cho con, đắp khăn ấm lên bụng cho con. Nếu thấy con đau dữ dội thì nên cho bé vào bệnh viện.

 

3. Thiếu canxi

Trẻ bị thiếu hụt canxi sẽ có các triệu chứng như khóc đêm, đêm ngủ giật mình, rụng tóc hình vành khăn, thóp đóng muộn, hay ra mồ hôi trộm... vì vậy trẻ hay khóc đêm cũng có thể do thiếu canxi.

Mẹ có thể cho con ăn bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều canxi như đậu phụ, trứng, thịt nạc, các sản phẩm từ sữa... Ngoài ra, mẹ có thể cho con uống bổ sung vitamin D hoặc canxi, tắm nắng hàng ngày.

4. Tã ướt

Bé khóc đêm có thể do tè ướt đẫm tã mà mẹ chưa kịp thay nên bé khó chịu, đang ngủ dở mắt nên bé sẽ khóc ầm lên, thực chất là muốn gọi mẹ thay tã cho bé ngay tức khắc.

Nếu như em bé khóc đêm mẹ nên kiểm tra tã của bé xem khô hay ướt, nếu tã ướt thay cho con còn nếu tã khô có thể con do trang phục không thoải mái khiến bé khó chịu, mẹ điều chỉnh lại trang phục phù hợp cho bé.


Chỗ ngủ của bé có tiếng ồn, nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh, đèn trong phòng quá sáng... sẽ khiến trẻ khó ngủ, ngủ không ngon.5. Môi trường ngủ không tốt

Khi mẹ dỗ bé ngủ cần đảm bảo chỗ ngủ yên tĩnh, phòng sạch sẽ thoáng khí, nhiệt độ thích hợp, đèn ngủ dịu thì bé sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu.

6. Trẻ bị sợ hãi, giật mình

Có nhiều em bé tương đối nhút nhát, nếu ban ngày hay trước khi đi ngủ mà bé bị âm thanh lớn làm cho giật mình, sợ hãi thì có thể đêm sẽ quấy khóc, nhiều khi còn khóc lâu, giỗ mãi không nín.

Bố mẹ nên tránh cho con chơi các trò chơi có âm thanh lớn, giật đùng đùng hay chơi ở nơi có nhiều tạp âm, hỗn loạn khiến con bị ảnh hưởng. Việc cho con xem hoạt hình cũng ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của bé, phim hoạt hình với hình ảnh, âm thanh lớn và sợ cũng khiến bé giật mình.

7. Bé quá đói hoặc quá no

Trước khi ngủ mà bé bị đói hay ăn quá no thì đều khiến bé khó chịu. Bình thường trung bình khoảng 2-3 tiếng trẻ ăn 1 bữa, quá giờ ăn sẽ khiến bé đói và khóc đòi ăn. Khi ăn, bé ăn quá nhanh sẽ hít cả khí dẫn đến đầy hơi đau bụng.

Mẹ cho bé ăn đúng giờ đúng cữ, mỗi bữa ăn vừa đủ tránh để bé quá đói hoặc quá no.

8. Các bệnh khác

Khi em bé đang bị một bệnh nào đó, cơ thể sẽ không thoải mái, ngủ không ngon giấc, quấy khóc. Một số bệnh trẻ hay mắc như: viêm tai giữa, viêm ruột, sốt... Vì vậy buổi đêm trẻ hay quấy khóc kèm các hiện tượng khác như nóng sốt, cáu gắt, vật lộn, ôm tai... mẹ nên chú ý và đi khám cho con.

Mẹ cần chú ý các triệu chứng của con để phân biệt được nguyên nhân khiến trẻ khóc và cho con đi khám kịp thời.

Theo PLXH

Nguồn: Gia đình Việt Nam


TAG