Dòng sự kiện:

Hóa chất nghi gây teo não được nhập về Việt Nam 9.500 kg

22:31 16/02/2016
Bộ Y tế vừa tổ chức cuộc họp khẩn và xác nhận hóa chất diệt muỗi bị nghi ngờ gây teo não ở Barazil Pyriproxyfen đã nhập khẩu về Việt Nam.

[mecloud]P22v0dP2Q1[/mecloud]

Trước thông tin nghi vấn gây teo não ở trẻ nhỏ không phải do virus Zika mà là do hóa chất diệt muỗi trị sốt rét, sốt xuất huyết được sử dụng ở Brazil, Bộ Y tế vừa tổ chức cuộc họp khẩn và xác nhận hóa chất diệt muỗi bị nghi ngờ gây teo não ở Barazil Pyriproxyfen đã nhập khẩu về Việt Nam.

"Thông tin trên gây hoang mang cho người dân đặc biệt là ở Việt Nam có sử dụng loại hóa chất này để diệt bọ gậy, loăng quăng trong công tác phòng chống sốt xuất huyết", nguồn tin trên báo Khám phá cho biết.

Bộ Y tế vừa tổ chức cuộc họp khẩn và xác nhận hóa chất diệt muỗi bị nghi ngờ gây teo não ở Barazil Pyriproxyfen đã nhập khẩu về Việt Nam. Ảnh minh họa

GS Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, thông tin trên chưa được tổ chức Y tế thế giới (WHO) và CDC Hoa Kỳ khẳng định là có liên quan, đây là loại hóa chất duy nhất được WHO khuyến cáo sử dụng cho nước ăn uống và sinh hoạt.

Đồng thời GS Long cũng khẳng định, ở Việt Nam hóa chất này chỉ được cấp phép sử dụng cho nước thải và nước công trình xây dựng, chứ hoàn toàn không sử dụng trong nước sinh hoạt.
Ngoài ra, GS Long cũng cho biết, sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan, rà soát để tránh trường hợp khi xảy ra chúng ta không xử lý được.

Theo Cục Môi trường Y tế, đến nay Việt Nam đã nhập khẩu 9.500kg hóa chất này kể từ năm 2013. 

Liên quan đến vụ việc, báo Tri thức trực tuyến dẫn nguồn tin từ các bác sĩ trong nhóm nghiên cứu Physicians in Crop-Sprayed Town (PSCT), chính phủ Brazil đã cho phép bơm một hoá chất gọi là Pyriproxyfen vào nguồn cung cấp nước uống từ năm 2014 nhằm diệt ấu trùng muỗi. Đây là hoá chất do công ty Sumitomo Chemical, vốn là công ty con của Monsanto tại Nhật Bản, sản xuất.

“Dị tật được phát hiện ở hàng nghìn trẻ em, mà mẹ của các bé đã uống nguồn nước chứa hoá chất này, không phải là sự ngẫu nhiên”, báo cáo của PSCT nhận định.

Tại Brazil có sử dụng hóa chất này trong nước sinh hoạt, nhưng nguồn thông tin và bằng chứng chưa xác định cụ thể. Tổ chức WHO đang điều tra thu thập thêm bằng chứng rõ ràng.

Mai Nguyên (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

>> MỜI ĐỘC GIẢ XEM VIDEO ĐANG HOT: 

[mecloud]d61mEctaXY[/mecloud]