Hoảng hồn hàng tấn bột ngọt giả nguyên liệu từ Trung Quốc tiêu thụ mỗi ngày
Mới đây, phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TP HCM cho biết trên báo Tuổi trẻ, đang mở rộng điều tra vụ làm bột ngọt giả quy mô lớn vừa bị đơn vị này phát hiện tại quận 6, TP HCM.
Trước đó ngày 26/11, các trinh sát đội 7 PC46 phát hiện Bùi Thành Lợi (32 tuổi, quê An Giang) và Lý Kim Thành (34 tuổi, quê Sóc Trăng) đang bốc 8 bao bột ngọt nghi làm giả thương hiệu chuẩn bị đi giao hàng tại một ngôi nhà trên đường Bình Phú, P.11, quận 6.
Sau khi bắt giữ đối tượng, cơ quan công an tiến hành kiểm tra ngôi nhà trên thì phát hiện gần 2 tấn bột ngọt thành phẩm được làm giả các loại. Bên cạnh đó là bột nêm giả các thương hiệu nổi tiếng, cùng với dụng cụ sản xuất bột ngọt, bao bì, máy đóng gói…
Các loại dụng cụ phục vụ làm giả bột ngọt (Ảnh: ANTV)
Đưa tin về sự việc, báo Thanh niên cho biết thêm, qua điều tra, công an bước đầu xác định cơ sở trên do một người đàn ông tên Thành (chưa rõ lai lịch) làm chủ. Theo lời khai của Phùng Duy Kiệt (33 tuổi, ngụ Q.11, người làm thuê), theo chỉ đạo của Thành, hằng ngày Kiệt lái xe tải đến một điểm tập kết hàng trên đường Võ Văn Kiệt nhận từ 1 - 2 tấn bột ngọt xá (loại 25 kg/bao) và bột nêm do Trung Quốc sản xuất chở về địa chỉ 235 Bình Phú.
Mỗi đêm, nhân công của cơ sở phân chia bột ngọt cho vào bao bì in sẵn loại 454 gr, 1 kg, đóng gói với số lượng khoảng 1 tấn/đêm và đưa đi tiêu thụ hết vào sáng hôm sau.
Thông tin trên ANTV, theo số liệu thống kê của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an thành phố Cần Thơ. Từ đầu năm đến nay, lực lượng đã phát hiện, bắt giữ gần 400 vụ với hơn 400 đối tượng có hành vi sản xuất, vận chuyển, mua bán hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ với phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, vì lợi nhuận mà bất chấp hậu quả, thiệt hại về sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng và những nhà sản xuất kinh doanh chân chính.
Có thể nhận thấy hàng cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp, với nhiều chủng loại, mặt hàng từ hàng mỹ phẩm giả, rượu giả, thuốc tân dược, đông dược không rõ chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ, đều là những mặt hàng thiết yếu phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
Thời điểm cuối năm, càng gần Tết Bính Thân 2016, lực lượng chức năng ngày càng thắt chặt hơn công tác quản lý thị trường, điều tra giám sát, phòng chống và bắt giữ các trường hợp gian lận thương mại, nhằm tránh thiệt hại về kinh tế và đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người tiêu dùng.
Khánh Ngọc (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
>> Video đang được xem nhiều nhất:
[mecloud]x7ZmSIUuDs[/mecloud]
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua