Dòng sự kiện:

Hoảng hồn pha chép phạt khắc nghiệt của thầy giáo Trung Quốc

15:38 30/10/2015
Một thầy giáo trẻ ở Thành Đô, Trung Quốc phạt sinh viên đi học muộn chép từ phức tạp nhất trong tiếng Trung 1.000 lần.

[mecloud]RlVd1OuWJH[/mecloud]

Mới đây, một thầy giáo trẻ ở Thành Đô, Trung Quốc đã khiến cho dư luận nước này xôn xao và ngành giáo dục nước này "chao đảo" khi đưa ra phương án xử phạt học sinh đi muộn kỳ quặc nhất thế giới.

Hình phạt khắc nghiệt mà thầy giáo đưa ra là: chép phạt 1.000 lần chữ "biang", một từ tượng thanh với cách viết phức tạp lên đến 56 nét bút. Đây được xem là chữ khó viết nhất trong tiếng Trung.Cho đến hiện tại đã có 2 sinh viên phải chịu hình phạt này. Trong đó, 1 sinh viên sau khi chép phạt 200 lần đã xin thầy giáo giảm bớt hình phạt vì quá mệt mỏi, 1 sinh viên khác đã xin được vẽ hình 100 tượng binh mã thay cho việc viết chữ.

Từ biang có hơn 50 nét và không thể đánh máy. Ảnh: Xinhua.

Theo Chinanews, người nghĩ ra biện pháp xử phạt này là thầy Vương Tư Tuấn, trợ giảng khoa Công nghệ Vi điện tử. Thầy lấy ý tưởng sau chuyến du lịch đến thành phố Tây An.

Thầy giáo trẻ cho biết, anh cực kỳ để ý tính chuyên cần của học sinh và rất chú trọng việc đi học đúng giờ, bởi vì "thái độ học tập và thói quen của học sinh sẽ ảnh hưởng đến nhân cách của các em sau này". Thế nhưng, cho dù đã được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần, một số học sinh vẫn tiếp tục đi học muộn khiến thầy giáo vô cùng buồn phiền.

Trước đó, thầy Vương thường phạt những sinh viên đi học muộn chép các từ tiếng Anh 1.000 lần. Tuy nhiên, thầy nhanh chóng nhận ra rằng, phần lớn học trò học tiếng Anh bằng cách chép từ đơn, một số em thậm chí chép hơn 1.000 lần mỗi ngày. Vì thế, cách này chỉ như việc các em học từ, không mang tính cảnh cáo hay trừng phạt.

Sau khi chép phạt 200 lần chữ "biang", 1 sinh viên đã đến năn nỉ thầy giáo giảm nhẹ hình phạt.


Sinh viên Châu Phong đã xin được vẽ hình tượng binh mã thay vì viết chữ.

Trong dịp nghỉ lễ Quốc Khánh, thầy đến Tây An và tìm ra biện pháp thay thế. Biang là tên một loại mì nổi tiếng từ thời Hán ở Quan Trung. Vì thế, thầy Vương Tư Tuấn cho rằng, cách xử phạt mới còn có tác dụng quảng bá văn hóa Trung Hoa.

"Tôi nghĩ từ này rất giàu ý nghĩa văn hóa, thú vị hơn các từ tiếng Anh", thầy nói.

Với hơn 50 nét bút, từ biang thử thách tính kiên nhẫn của những sinh viên Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Thành Đô. Ngoài ra, họ cũng không thể nhập nó vào máy tính.

Biện pháp xử phạt học sinh đi học muộn của thầy Vương gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi tại Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Thành Đô.

Minh Sang (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

>> Video đang được xem nhiều nhất:

[mecloud]zdbWACWHsv[/mecloud]