Hoang mang thuốc thúc chín trái cây "đầu độc" người tiêu dùng
Thuốc thúc trái cây chín là loại nào?
Mít, chuối rồi đến sầu riêng đều bị phát hiện có chứa chất hóa học ép chín.
Vụ việc xảy ra trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk hồi tháng 10/2015. Công an tỉnh đột kích bắt tận nơi hai cơ sở thu mua sầu riêng nhúng hóa chất. Thông tin chính thức về loại hóa chất được nhúng cho sầu riêng do đơn vị nào sản xuất, việc xử phạt cũng như cấm lưu hành sử dụng ra sao vẫn chưa được công bố. Điều này khiến cho người tiêu dùng vô cùng hoang mang.
Mới đây, theo tìm hiểu của phóng viên báo Gia đình và Xã hội, một người nông dân đồng thời là thương lái cho biết, loại hóa chất được nhúng cho sầu riêng nhanh chín có tên Tebuconazole và Carbendazim. Tebuconazole đã bị Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ đưa vào danh sách chất gây ung thư thuộc nhóm độc và đã bị loại khỏi thị trường Châu Âu.
Một loại hóa chất làm chín sầu riêng khác được thương lái thường xuyên sử dụng là dung dịch được pha từ loại phân bón lá có tên HPC-97 HXN do Công ty TNHH Sinh học HPH sản xuất, có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Được biết, HPC-97 HXN nằm trong danh mục phân bón được phép sử dụng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhằm kích thích trái chín, đẩy nhanh sự ra hoa, giúp làm rụng lá cho cây họ đậu... Tuy nhiên nhà sản xuất cũng như cơ quan quản lý cũng khuyến cáo người tiêu dùng là phải sử dụng trong liều lượng cho phép thì mới không nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Điều đáng nói là, với liều lượng cho phép theo khuyến cáo thì chỉ có thể làm chín các loại trái cây sắp chín, còn loại trái cây còn non thì không thể làm chín nổi. Trong khi, sầu riêng thường được thương lái thu mua cả vườn, hái toàn bộ sầu riêng, kể cả những trái còn non. Do vậy, để thúc chín các loại trái non này, buộc thương lái phải dùng HPC-97 HXN với lượng đậm đặc thì mới có kết quả. Thường thì người nông dân hay thương lái họ thường không ý thức được tính nguy hiểm ở "chỉ số" ghi trên bao bì. Bởi thực tế thì, mấy ai để ý đến chỉ số và liều lượng trên nhãn mác. Họ chỉ biết "đây là thuốc được phép dùng để làm chín trái cây, pha thế nào để trái cây chín được là được".
Theo các chuyên gia, dung dịch HPC-97 HXN Trái chín - có chứa hoạt chất ethephon (hay còn gọi là ethrel (2-CEPA) - không có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng theo Thông tư số 10/2012/TT-BNNPTNT ngày 22/2/2012 của Bộ NNPTNT. Nhưng hoạt chất ethephon lại được phép sản xuất dưới dạng phân bón với công dụng là kích thích cao su ra mủ, kích thích nhãn, vải, xoài, thanh long… ra hoa.
Sau khi biết hoạt chất này có tác dụng sản sinh khí etylen xúc tiến trái cây chín nhanh, nhiều doanh nghiệp đã đăng ký sản xuất dưới dạng phân bón, nhưng ngầm hiểu với người sử dụng là ép chín trái cây.
Giảng viên Vũ Văn Tiến (Trường ĐH Hồng Đức - TP. HCM) từng phát biểu trên báo chí: "Ở Việt Nam hiện nay, ethrel là hóa chất dùng để làm chín trái cây nhưng chỉ được sử dụng với hàm lượng rất nhỏ. Hàm lượng cho phép là dưới 0,3mg/m3. Hàm lượng này thường chỉ có người trong giới khoa học biết được. Còn người nông dân hay thương lái, họ chỉ biết sử dụng cốt để làm cho quả chín mà không hề biết hoặc không quan tâm đến hàm lượng này”.
Ethrel (2-CEPA) độc tới cỡ nào?
Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, ethrel không phải là một chất “cực độc” hay “cực nguy hiểm” nhưng lại có những độc tính nhất định. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy liều gây chết dùng qua đường ăn uống là LD50 > 2.000mg/ kg. Nghĩa là với liều lượng ethrel 2.000mg/ kg có thể tiêu diệt 50% các loài động vật thử nghiệm trong một thời gian nhất định (thường là 4 giờ). Ethrel có hại đối với da và mắt, rất dễ kích ứng làm đỏ mắt, xót mắt, ăn mòn da, gây sưng, đỏ da.
Nhiều chuyên gia lo lắng, ở nhiều nước trên thế giới, chất này đã bị cấm sử dụng trong việc chế biến, bảo quản trái cây. Nếu phun hoặc nhúng chất vào hoa quả này sẽ tạo ra dư lượng, dễ gây ngộ độc cho người ăn. Nguy hiểm hơn, ethrel tác dụng với thành phần nitơrat trong quả sẽ tạo ra chất etylenglycol dinitrat - một chất rất độc.
Trong khi đó, nhiều nông dân sử dụng hóa chất tràn lan theo kiểu "truyền miệng" như hiện nay, chỉ cốt cho quả chín mà không hề biết đến hàm lượng an toàn.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Xem thêm video: [mecloud]yxPQVyYE62[/mecloud]
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua