Học hỏi "nghệ thuật phê" của mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam
Mình hay buồn trước những lời phê chỉ có vẻn vẹn: “Ẩu”; “Kém”; “Lạc đề”.
Nhưng mình rất vui trước những lời phê đại loại như: Con có ý tường sáng tạo; Cô tìm được sự đồng cảm trong bài của con; Bài viết của con khiến cô có thêm niềm vui cho việc dạy học...” – chị nói.
Theo đó, chị Phan Hồ Điệp chia sẻ một “trò chơi” của chị cùng con trai Đỗ Nhật Nam, một trò chơi thể hiện rõ rằng lời phê, lời nhận xét có ý nghĩa rất lớn khi nuôi dạy trẻ.
Những “lời phê” của giáo viên có tác động rất nhiều đến học sinh. (Ảnh minh họa)
Dưới đây là bài viết của chị:
Hôm rồi một em học sinh cũ nhắn tin cho mình hỏi, cô ơi, em Nam học bang nào, em cũng đang học ở Mỹ, khi nào có dịp em ghé qua Nam chơi.
Mình nói, vậy quý quá em. Ờ mà em học cô khóa nào, lâu chưa vậy? Em trả lời: Cô ơi, em học cô gần hai mươi năm. Nhưng điều em nhớ nhất là gì cô biết không, là học bạ cô viết cho em, cô nhận xét tỉ mỉ về việc học, trong đó có câu: Cô tin chắc em có khả năng tiến xa trên con đường học tập... Cô ơi, mẹ em đã photo để giữ lại trang học bạ đó, như một sự khích lệ em cô à. Nên em rất nhớ cô...
Rồi mình ngồi bần thần...
Hồi đó, mình còn trẻ lắm, cũng chưa tích lũy được gì cho nghề dạy học. Mình làm thực ra bằng cảm tính. Nhưng mình luôn tin, những “lời phê” của giáo viên có tác động rất nhiều đến học sinh.
Mình hay nghĩ ngợi trước những bài cô phê “Tạm được”. Thế nào là “tạm được”? Cảm thấy đọc xong, nếu là đứa trẻ ít có chí tiến thủ sẽ tặc lưỡi cho bài kiểm tra vào ngăn bàn và quên ngay, khỏi cần phải nghĩ ngợi.
Mình hay buồn trước những lời phê chỉ có vẻn vẹn: “Ẩu”; “Kém”; “Lạc đề”.
Nhưng mình rất vui trước những lời phê đại loại như: Con có ý tường sáng tạo; Cô tìm được sự đồng cảm trong bài của con; Bài viết của con khiến cô có thêm niềm vui cho việc dạy học...
Mình cũng rất biết ơn nếu là những lời phê tuy chê nhưng vẫn “mở đường”: Con nên suy nghĩ kĩ hơn nữa...; Con cần thận trọng hơn...; Cô nghĩ là con sẽ cố gắng hơn ở những lần sau...
Tuy nhiên, mình rất thông cảm với công việc của các thầy cô giáo. Lớp học đông, quá nhiều áp lực, quá nhiều gánh nặng, thầy cô xoay như chong chóng...
Mẹ con thần đồng Đỗ Nhật Nam.
Vậy nên, lúc ở nhà, mình hay “chơi trò”: Mẹ nhận xét đối với những bài Nam tự làm.
“Công thức” cho những lời nhận xét của mình là:
Nhận xét về quá trình làm bài của con + Nhận xét về cách trình bày + Nhận xét về nội dung + Những điểm tiến bộ của con so với bài trước + Cảm nghĩ của mẹ.
“Gia vị” cho lời nhận xét có thể là: Một chút bông đùa + một chút cằn nhằn + một chút có vẻ “ghen tị” vì con làm được mà mẹ thì không + rất nhiều tin tưởng, hy vọng.
Và thế là sẽ có được những “Lời nhận xét” kiểu như sau:
Hôm nay em làm bài tập trung hơn, ngay cả khi bị muỗi đốt. Em trình bày bài vẫn khiến mẹ tưởng có thêm một hệ chữ khác ra đời vì khó đọc quá. Tuy vậy, đọc xong mẹ vẫn thấy được những điều mới mẻ, thú vị ở các chi tiết sau.... Nên mẹ rất cảm ơn em. Thực ra, hồi bằng tuổi em, mẹ chưa có được sự sâu sắc như vậy. Mẹ tin nếu lần sau em trình bày đẹp hơn thì đó sẽ là những bài rất đáng tự hào của cả em và mẹ.
Có khi chê mà vẫn vui, ví dụ: Mẹ thấy nói, khi đứng trước tình yêu, thường trí thông minh bị giảm sút. Nên mẹ đoán là em đã rất “yêu” bài tập này đúng không?
Có những khi khích lệ: Mẹ rất dở tiếng Anh. Mỗi lần thi trắc nghiệm tiếng Anh, mẹ toàn làm xong trước cả khi... phát đề vì mẹ đoán mò. Trong khi em, bài khó mà em vẫn làm được đúng tới hơn 90 câu thế này là mẹ rất “gato” với em đó. Hãy tiếp tục làm cho mẹ trở thành một bà mẹ xấu tính nhé.
Kiểu như thế, toàn những “lời phê” khiến Nam bật cười và thường lưu lại rất lâu để... ngắm nghía vì ngoài viết mình còn dán thêm rất nhiều hình sticker.
Và mình cũng khuyến khích Nam “tự phê” nữa. Cứ khoảng 2 tháng một lần, Nam sẽ đem những bài mình đã từng làm thêm ra và chấm lại, sau đó “bút phê”. Nam thường rất ngạc nhiên vì không hiểu sao có lúc mình lại có thể làm “í ẹ” đến thế. Nhìn lại để đi tiếp trong niềm vui, mình nghĩ đó là việc nên làm.
Thực sự những điều đó không mất nhiều thời gian. Vì mình đánh giá bằng “lời phê” nên cả quá trình Nam học, mình chỉ lặng lẽ quan sát chứ không chạy đến để bảo bài, để giải đáp. Nam phải thực sự nỗ lực để tự làm và chờ đợi để mẹ “phê”.
Nhưng mình tin những việc nho nhỏ lại làm cho con yêu thích việc học và cảm thấy ấm áp biết bao vì có mẹ đồng hành.
Lam Anh
Nguồn: Gia đình Việt Nam
>> Xem thêm clip: [mecloud]inNlmTpNYn[/mecloud]
- Giúp trẻ vượt qua sự ghen tỵ với anh chị em trong nhà bằng cách đơn giản này
- Trước khi muốn con thành ông nọ bà kia, cha mẹ cần nhớ dạy con 10 điều quan trọng này
- Muốn dạy con trở nên xuất chúng thì cha mẹ đừng nuông chiều 5 điều này
- Con trai học lớp 1 viết đoạn văn ngắn tả mẹ mà ai nấy cười sặc sụa bình phẩm: 'Mới tí tuổi đầu đã dẻo miệng nịnh nọt'
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua