Học ngành gì để có thể trở thành đại biểu Quốc hội?
Với gần 70 gian tư vấn trực tiếp của các trường ĐH - CĐ cùng 2 khu vực tư vấn chuyên sâu, thí sinh tại Hà Nội và các tỉnh lân cận đã nhận được lời giải đáp chi tiết, cụ thể xoay quanh các câu hỏi về tổ hợp môn thi, số nguyện vọng xét tuyển, định hướng nghề nghiệp, đặc biệt là việc chọn trường thế nào để cơ hội đỗ cao nhất.
Với câu hỏi "Học ngành gì để có thể trở thành đại biểu Quốc hội, đóng góp cho đất nước?" của thí sinh tại khu vực tư vấn nhóm ngành Khoa học xã hội, ngoại ngữ, sư phạm, luật, công an, quân đội, y dược..., TS. Phạm Mạnh Hà, Phó trưởng khoa Công tác thanh niên, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam cho biết: "Riêng tại Học viện Thanh thiếu niên, các em có thể chọn học chuyên ngành Công tác thanh thiếu niên để trở thành cán bộ Đoàn các cấp từ trung ương đến địa phương sau khi ra trường".
Lý giải cho ý kiến trên, thầy Hà nhấn mạnh: "Các cán bộ Đoàn có cơ hội cao tham gia vào hệ thống chính trị của Nhà nước. Riêng cán bộ Đoàn là một trong những đối tượng luân chuyển nhanh, được cấp ủy Đảng quan tâm và thường xuyên bồi dưỡng để đưa vào các vị trí lãnh đạo. Mỗi kì bầu Quốc hội, cơ hội cho các đại biểu trẻ là cán bộ Đoàn cũng luôn được quan tâm. Vì vậy, muốn phấn đấu trở thành đại biểu Quốc hội, các em hãy tham gia công tác Đoàn để nắm bắt được nhiều cơ hội".
Thầy Phạm Mạnh Hà tư vấn định hướng nghề nghiệp cho thí sinh tại Ngày hội tư vấn xét tuyển 2016
Tuy nhiên, thầy Phạm Mạnh Hà cũng cho rằng, dù công tác ở vị trí nào, chỉ cần các em có ý thức và nỗ lực hết mình thì sẽ đóng góp cho đất nước bằng nhiều cách khác nhau. Trên cơ sở kết quả đạt được và năng lực của bản thân, các em sẽ được giới thiệu để học các lớp bồi dưỡng chính trị, là nền tảng để trở thành các đại biểu Quốc hội trẻ sau này.
Tại Ngày hội, nhiều bậc phụ huynh cũng tỏ ra lo lắng với phương thức xét tuyển mới trong năm nay. Ông Nam Nhật Minh, Phó trưởng phòng Quản lý thi tuyển sinh & Công nhận văn bằng, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD & ĐT giải thích cụ thể: "Năm nay, một thí sinh có thể đăng kí hai tổ hợp môn thi khác nhau vào cùng một trường. Tuy nhiên, thí sinh chỉ được đăng kí tối đa vào 2 trường, mỗi trường 2 nguyện vọng trong một đợt tuyển sinh”.
Như vậy, thí sinh có thể đăng kí thi nhiều môn và đăng kí xét tuyển theo nhiều tổ hợp khác nhau theo thông tin tuyển sinh của các trường. Các em cũng nên chọn tổ hợp môn nào có kết quả cao hơn để cơ hội trúng tuyển cao hơn.
> Xem thông tin toàn cảnh về Xét tuyển đại học 2016
Theo VTV
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua