Học sinh Hàn Quốc vật vã cai nghiện internet

"Cháu nghĩ, tương lai của mình giờ thật đen tối. Cháu rất thất vọng và cảm thấy như mình đang bị giam giữ", Yoon Yong-won, một học viên của trại cai nghiện internet chia sẻ. Cậu bé này vừa trải qua 6 ngày “tuyệt vọng” nhất trong cuộc đời và trước mắt còn 21 ngày cách ly hoàn toàn với internet. Trong tuần đầu tiên ở trại, Yoon Yong-won liên tục gặp ác mộng và mơ thấy những hình ảnh sống động của trò chơi điện tử.
Theo quy định của trại, mỗi khóa học kéodài 27 ngày và điều trước tiên các học viên phải làm là nộp hết các thiết bị điện tử. Đây là cú sốc không nhỏ với các cô – cậu bé nghiện game và internet. Không ít người có cảm giác tuyệt vọng, chán nản, thậm chí muốn không muốn sống. Tuy nhiên, sau những ngày đầu khổ ải, họ dần thích nghi với cuộc sống không internet và vui vẻ trở lại.
Nếu như trước đây, thế giới của họ chỉ thu hẹp trong bốn bức tường và những giờ lên mạng thì giờ đây, các cô – cậu bé dành thời gian để trò chuyện, giao tiếp với nhau cũng như thỏa sức khám phá những khả năng tiềm ần trong chính con người mình.
Thay cho game, các học viên được tập vẽ, tô tranh và làm các bài tập thủ công
Ngày thứ 6 ở trại, một số nam sinh thích thú tập tô màu tranh động vật tượng trưng cho thành viên trong gia đình. Có người dùng hình ảnh bọ cạp, khỉ đột hay rắn để mô tả đặc điểm của cha mẹ. Một nhóm khác miệt mài dựng cả một tòa tháp bằng mì khô và kẹo dẻo. Họ được khuyến khích vận dụng óc sáng tạo và kiên nhẫn đến cùng để hoàn thành công trình của mình. Thậm chí, ngay cả khi không có năng khiếu hội họa hay chẳng khéo tay, các học viên vẫn có đầy việc để “giết” thời gian, chẳng hạn như đọc sách hay tán gẫu với nhau về nhiều chủ đề. "Ở nhà, cháu chỉ chơi game. Nhưng ở đây, chúng cháu đã biết nói chuyện với nhau nhiều hơn", Kim Sung-min, 14 tuổi, hào hứng nói.
Không ít học viên đến đây theo cách “cưỡng chế”. Những ngày đầu, họ tìm cách kháng cự và tỏ ra giận dữ, bất cần. Nhưng cũng có không ít học viên thực sự muốn thoát ly khỏi các thiết bị điện tử. "Cháu đã thực sự nghĩ rằng mình có thể có vấn đề với điện thoại thông minh. Khi cháu đến đây và mọi người giúp cháu nhận ra điều đó, cháu đã nghĩ rằng 'Làm thế nào có thể sống thiếu điện thoại được đây'", một nam sinh 14 tuổi kể lại.
Nhưng rồi, dù gia nhập trại theo cách nào thì tất cả học viên đều đã cai nghiện được công nghệ thông tin, đặc biệt là game. Vào ngày cuối cùng của khóa học, các trại viên được đánh giá về khả năng "tái nghiện" Internet và có lịch kiểm tra định kỳ. Điều ý nghĩa nhất họ lĩnh hội được sau 27 ngày cai nghiện, đó là họ hoàn toàn có thể sống vui vẻ mà không bị phụ thuộc vào công nghệ.
Hàn Quốc là một trong những nước phát triển công nghệ và có hệ thống kết nối Internet lớn trên thế giới. Tuy nhiên, quốc gia này cũng đang phải vật lộn với chứng nghiện hay cuồng internet đang lan rộng trong giới trẻ.
Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm “cứu” thế hệ trẻ như: cấm người chơi game chưa đủ 16 tuổi truy cập Internet sau nửa đêm hay tổ chức các trại cai nghiện internet dành cho thanh thiếu niên.
SÔNG THAO (tổng hợp)
Theo Gia đình Việt Nam
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua