Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh và các biện pháp phòng ngừa
Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh (hay còn gọi là bệnh màng trong) thường gặp ở trẻ sơ sinh non tháng, do phổi chưa trưởng thành, thiếu hoạt chất tạo tính bề mặt (surfactant) đưa đến giảm diện tích bề mặt phế nang dành cho việc trao đổi khí gây suy hô hấp, có thể dẫn đến tử vong ở trẻ sinh non.
Nguyên nhân gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
Suy hô hấp là tình trạng hệ hô hấp không đủ khả năng duy trì sự trao đổi khí phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Có nhiều nguyên nhân gây ra suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, trong đó nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do trẻ sinh non. Trẻ càng sinh thiếu tháng tuổi thì càng dễ bị suy hô hấp.
Ở phổi người bình thường, bên trong phế nang có chứa một chất surfactant - là chất giảm hoạt bề mặt có tác dụng duy trì tính ổn định của phế nang, giúp cho các phế nang không bị xẹp. Chất giảm hoạt bề mặt ở phổi của bào thai xuất hiện tương đối vào tuần thứ 20. Nó phủ vách trong của phế nang và có trong nước ối vào tuần thứ 28-36.
Ở trẻ sinh non khi phổi chưa thực sự trưởng thành, chất giảm hoạt bề mặt sẽ chưa hoàn thiện. Khi thiếu chất này, phế nang sẽ bị xẹp, dẫn đến hiện tượng huyết tương tràn vào phế nang, chất fibrin của huyết tương lắng đọng phía trong của các phế nang và các tiểu phế quản, tạo thành một lớp màng. Màng này cản trở sự lưu thông khí và sự trao đổi ô xy, lúc này CO2 từ phế nang qua các mao mạch dẫn đến suy hô hấp và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Biểu hiện của bệnh
Thông thường, sau khi sinh khoảng vài phút hoặc vài giờ sau khi sinh trẻ xuất hiện hội chứng suy hô hấp nặng mà không tìm thấy các nguyên nhân như: Nhiễm khuẩn, ngạt nước ối, hít phải phân su... với biểu hiện là khó thở nhanh nông, nhịp thở trên 60 lần/phút. Các khoang liên sườn, hõm trên ức, co kéo, cánh mũi phập phồng, toàn thân tím tái. Cho thở ôxy không đỡ.
Nếu nhẹ và điều trị đúng thì sau khoảng 72 giờ các triệu chứng giảm dần và trẻ sẽ được cứu sống.
Nếu nặng, các dấu hiệu tím tái, khó thở tăng lên, huyết áp hạ, thân nhiệt hạ, trẻ có thể tử vong sau vài giờ.
Tuy nhiên đối với trẻ được cứu sống, sau khi khỏi bệnh có thể để lại một số di chứng như thiếu ô xy não, xuất huyết não, hạ đường huyết...
Phòng tránh
Để phòng tránh trẻ sơ sinh có thể bị suy hô hấp nặng, điều đầu tiên rất quan trọng là khi mang thai, thai phụ phải đảm bảo sức khỏe, có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, lao động phù hợp, khám theo dõi thai đều đặn để được tư vấn chăm sóc tốt, phát hiện sớm những nguy cơ để hạn chế tối đa tình trạng sinh non, sinh con nhẹ cân.
Ngoài ra ở các thai phụ có nguy cơ như: Phải mổ lấy thai, thời gian chuyển dạ quá lâu, bị băng huyết, sinh đôi, bị bệnh đái tháo đường, sử dụng chất corticoid trong thời gian mang thai, tiền sử gia đình có người bị bệnh màng trong,... cần được các bác sĩ chuyên khoa khám, theo dõi chặt chẽ để phòng bệnh.
Khi sinh, sản phụ phải đến cơ sở y tế, tuyệt đối không sinh con tại nhà mà cần được nữ hộ sinh hoặc bác sĩ chuyên sâu đỡ đẻ. Sau đẻ, sản phụ và người chăm sóc trẻ cần biết cách theo dõi, phòng tránh suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 9 mẹo tự nhiên trị khò khè cho trẻ sơ sinh
- 6 biến chứng nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi
- Thực hư việc cắt tóc máu để tóc trẻ sơ sinh nhanh dày, mượt
- Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh mắt, mũi, tai, cuống rốn cho trẻ sơ sinh
- Giúp mẹ bế trẻ sơ sinh "chuẩn" theo điều dưỡng trong từng giai đoạn
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua