Hơn 2.000 trẻ em Việt Nam bị bạo lực, xâm hại ở mức nghiêm trọng mỗi năm
Sáng 22.11, tại Hà Nội, diễn ra lễ khởi động Sáng kiến toàn cầu về “Chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và trường học – Cần bạn, cần tôi, cần cả thế giới”.
Phát biểu tại lễ khởi động sáng kiến, ông Đặng Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 2.000 trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại ở mức độ nghiêm trọng cần được hỗ trợ, can thiệp.
“Tính chất của các vụ bạo lực, xâm hại trẻ em có chiều hướng diễn biến phức tạp và nghiêm trọng. Trẻ em bị bạo lực, xâm hại với nhiều độ tuổi, xảy ra ngay trong môi trường gia đình và trường học do nhiều đối tượng gây ra. Trong đó, thật đáng buồn phần lớn là người thân trong gia đình, giáo viên, bạn bè trong trường học”, ông Đặng Nam nói.
Theo ông Nam, những năm qua, Việt Nam đã có những bước tiến trong công tác bảo vệ trẻ em. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em mà không bảo lưu bất kỳ điều khoản nào.
Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong xây dựng khung pháp lý để bảo đảm mọi trẻ em có môi trường sống an toàn như: Luật Trẻ em 2016, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em… Đặc biệt, tổng đài điện thoại quốc gia về trẻ em đang chuẩn bị được vận hành.
Phát biểu tại sự kiện, bà Trần Thu Huyền - Trưởng Đại diện tổ chức Tầm nhìn thế giới tại Việt Nam nhận định, công tác bảo vệ trẻ em được đặc biệt coi trọng và đặt lên hàng đầu tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xảy ra tình trạng cha mẹ hoặc người thân trong gia đình, một số thầy cô giáo vẫn dùng biện pháp trừng phạt thân thể với trẻ em.
Lý giải cho việc vẫn xảy ra một số vụ bạo hành trẻ em gây bất bình dư luận trong thời gian qua, bà Huyền cho rằng, nhiều bậc cha mẹ vẫn tin rằng, đòn roi là phương pháp hiệu quả để nuôi dạy con cái. Thế hệ của bà, thậm chí những thế hệ trẻ hơn cũng có xu hướng ảnh hưởng bởi quan niệm “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, “miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”…
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Vì sao Đức bất ngờ ra lệnh cấm dùng đồng hồ thông minh trẻ em?
- 'Bạo lực tình dục với trẻ em gái là tội ác, vậy trẻ em nam thì không?'
- Nguyễn Khắc Thủy bị tuyên án 3 năm tù về tội dâm ô trẻ em
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua