Hướng dẫn mẹ cách làm đồ chơi cho bé phù hợp với lứa tuổi
Việc lựa chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi là một điều vô cùng quan trọng, tuy nhiên, thật không dễ dàng khi trên thị trường hiện nay có quá nhiều sản phẩm đồ chơi độc hại, không xuất xứ rõ ràng, có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Đó cũng là lý do mà nhiều bậc phụ huynh đã chọn một cách khác nhưng vẫn đảm bảo “lợi đủ đường” là tự làm đồ chơi cho bé ở nhà. Điều này không chỉ mang đến cho bé những khoảnh khắc vui chơi an toàn, thú vị, giúp bé hoàn thiện được tư duy, trí tuệ và các kỹ năng cần thiết, mà còn làm khăng khít thêm sợi dây liên kết giữa mẹ và con. Dưới đây là 4 món đồ chơi tương ứng với 4 giai đoạn phát triển, cùng cách làm đơn giản để mẹ tham khảo và hoàn toàn có thể thực hiện luôn tại nhà.
Trẻ từ 0-3 tháng tuổi
Ở giai đoạn đầu tiên của cuộc đời, một món đồ treo nôi rực rỡ như những chiếc chong chóng giấy này sẽ giúp kích thích thị giác để bé làm quen, nhận biết được những màu sắc cơ bản. Bên cạnh đó, món đồ này cũng sẽ tô điểm cho không gian phòng ngủ hay chiếc nôi nhỏ của bé trở nên sinh động và đáng yêu hơn.
Nguyên liệu:
• Giấy màu
• Keo hai mặt
• Hạt châu
Dụng cụ: Bút lông, thước, kim chỉ, kéo
Thực hiện:
Đầu tiên, mẹ sử dụng 1 miếng giấy màu, dùng kéo cắt thành hình vuông có chiều dài và chiều rộng là 15cm. Dùng thước và bút lông kẻ 2 đường chéo nhau thành hình chữ X tạo thành tâm cho hình vuông.
Dùng bút lông đánh dấu 1 gạch gần tâm hình vuông sao cho khoảng cách từ các góc hình vuông đến điểm đánh dấu là 9.5cm.
Dùng kéo cắt dọc theo đường chéo đến điểm đánh dấu hình vuông. Cắt một miếng nhỏ keo hai mặt dán vào tâm hình vuông. Từ từ lấy các cạnh của hình tam giác đã cắt dán vào tâm hình vuông.
Tiếp tục sử dụng miếng keo hai mặt nhỏ dán đè lên tâm. Đính hạt châu lên trên sao cho hạt châu dính vào mà không bị rớt ra.
Dùng kim chỉ xuyên qua lỗ hạt châu, cột nút cố định bên kia để sợi dây chỉ không bị tuột khỏi hạt ta được như hình.
Dùng kéo cắt đứt đoạn dây chỉ. Tùy vào độ cao mà mẹ muốn buộc chong chóng giấy lên nôi mà cắt chiều dài đoạn dây chỉ tùy thích.
Hướng dẫn làm Chong chóng gấp giấy treo nôi. (Hình cắt ra từ clip).
Trẻ từ 3-6 tháng tuổi
Lớn thêm một chút nữa, bé đã có thể dùng tay để cầm nắm, mân mê các đồ vật hay tỏ ra thân thiết với một “người bạn” đồ chơi. Đó là lý do mà một chú bạch tuộc có khuôn mặt cười dễ thương chắc chắn là món mà mẹ nên làm khi bé bước vào giai đoạn 3-6 tháng tuổi.
Nguyên liệu:
• 1 mảnh vải nỉ hình vuông (60x60cm) [màu sắc tuỳ thích]
• 1 quả bóng tròn đường kính 10cm
• dây ruy-băng (màu sắc tuỳ thích)
• 2 hạt nút màu đen nhỏ
• chỉ màu
• kim may tay
• phấn may
Thực hiện:
Dùng miếng vải bọc quả bóng sao cho quả bóng nằm ngay giữa miếng vải, đánh dấu.
Cắt mỗi góc vải một hình vuông 12x12cm, chia phần còn lại của mỗi bên ra 6 phần bằng nhau.
Cho quả bóng vào giữa, dùng chỉ cột chặt và bọc quả bóng lại.
Dùng 3 mảnh vải thắt hình bím tóc, cuối cùng cột lại bằng ruy-băng để cố định tạo thành chân bạch tuộc.
Dùng kim xỏ chỉ, may 2 hạt nút thành mắt, may một đường mỏng thành miệng và dùng kéo tỉa lại chân bạch tuột cho gọn gàng.
Hướng dẫn làm Bạch tuộc dễ thương. (Hình cắt ra từ clip).
Trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi
Sau khi kỹ năng cầm nắm và nhận biết màu sắc đã được hình thành, hoàn thiện trong 2 giai đoạn đầu đời, thì bước sang giai đoạn 6 tháng đến 1 tuổi, hộp đồ chơi màu sắc này sẽ rất phù hợp để mẹ làm cho bé. Đặc biệt hơn, món đồ chơi thú vị này hoàn toàn được làm từ những vật dụng dễ kiếm, thậm chí là có sẵn trong nhà.
Nguyên liệu:
• Kéo
• Dao rọc giấy
• Thước kẻ
• Bút chì
• Keo sữa
• Số thứ tự bằng giấy
• Thùng giấy nhỏ (22.5x16.5x15)
Thực hiện:
Trang trí chiếc hộp bằng giấy màu (tùy chọn)
Chọn các vị trí để đục lỗ phù hợp với các hình tròn.
Dùng dao rọc giấy cắt theo hình vẽ.
Trang trí decal giấy tùy chọn.
Trang trí các miếng hình tròn nhiều màu decal giấy tùy chọn.
Hướng dẫn làm Hộp đồ chơi màu sắc. (Hình cắt ra từ clip).
Trẻ từ 1 tuổi trở lên
Món đồ chơi có tính “ganh đua” cao như hộp bi lắc này sẽ mang đến rất nhiều niềm vui, dù là khi bé chơi một mình hay chơi cùng bố mẹ, bạn bè. Nhưng hơn hết, thông qua món đồ chơi này, khả năng phán đoán, suy luận, và phản xạ nhanh trí, tinh mắt của bé cũng sẽ đồng thời được hình thành và rèn luyện.
Nguyên liệu:
• 1 hộp giấy
• 6 que gỗ (dài 35cm)
• Giấy gói quà
• 12 cái kẹp gỗ
• Keo màu
Dụng cụ: Thước kẻ, dao rọc giấy, kéo, bút vẽ, keo sữa
Thực hiện:
Đầu tiên, mẹ cắt và đo chiều dài, chiều rộng hộp giấy có kích thước 30x20cm.
Tiếp đến, dùng bút vẽ, vẽ các ô vuông nhỏ theo mặt bên chiều dài của hộp giấy. Mỗi ô có kích thước 1x1cm. Khoảng cách giữa ô thứ nhất và ô thứ 2 là 5cm. Vẽ tương tự với mặt bên còn lại của hộp giấy.
Dùng dao rọc giấy, cắt bỏ các ô vuông nhỏ đã cắt.
Mặt bên của chiều rộng hộp giấy mẹ vẽ một hình chữ nhật có kích thước chiều dài, chiều rộng là 12x7cm. Dùng dao rọc giấy rọc bỏ phần vẽ ra. Làm tương tự với mặt bên kia.
Dùng keo sữa, dán các mặt của hộp giấy. Với các mặt có cắt ô vuông mẹ cũng dùng dao rọc giấy rọc theo tương tự như phần bên trong bìa giấy.
Dùng keo màu (tùy màu yêu thích) quấn quanh đều các que gỗ. Từ từ cho từng que gỗ đã dán keo màu vào từng ô vuông nhỏ như hình.
Dùng kẹp gỗ kẹp lần lượt vào từng que gỗ. Mẹ có thể gắn số lượng kẹp gỗ tùy vào ý muốn.
Hướng dẫn làm Hộp bi lắc. (Hình cắt ra từ clip).
Theo Trí thức trẻ
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua