Hy hữu: Mẹ bầu sốc phản vệ rất nặng vì ong đốt, suýt nguy kịch cả mẹ và con
Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) tiếp nhận một trường hợp rất hy hữu, bệnh nhân sốc phản vệ vô cùng hiếm gặp.
Tại nơi Bệnh nhân V.T.K.H bị ong đốt, các bác sỹ nhận thấy chị liên tục mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, khó thở, tức ngực, mạch nhanh, huyết áp tụt, vật vã kích thích, nghe phổi có tiếng thở rít do phù nề thanh môn cấp và bắt đầu rối loạn ý thức.
Đặc biệt hơn bệnh nhân đang ở giai đoạn tiền hôn mê. Sau khi tiếp cận và cấp cứu, các bác sỹ xác định thai phụ đã rơi vào tình trạng sốc phản vệ rất nặng do ong đốt. Sau hội chẩn tại hiện trường, các bác sỹ đã đưa ra phác đồ điều trị.
Bệnh nhân được tiêm ½ ống Adrenalin và trong suốt thời gian vận chuyển khoảng 15km, sau mỗi 5 phút bệnh nhân được tiêm nhắc liều Adrenalin. Tuy nhiên tình trạng phản vệ vẫn tiếp tục có chiều hướng xấu hơn, xác định đây là trường hợp sốc phản vệ đặc biệt nghiêm trọng và rất khó xử trí vì bệnh nhân đang mang thai ở tuần thứ 36, mỗi mũi tiêm chống sốc cho mẹ lại là điều bất lợi cho thai nhi.
Ngay sau khi xác nhận thông tin, bệnh nhân có thể phải mổ cấp cứu để cứu sản phụ và cứu thai nhi. 17h05 bệnh nhân được đưa vào phòng cấp cứu trong tình trạng đã hôn mê, phù quynk, SPO2 dao động 70 - 75 %, mạch nhanh, huyết áp tụt...có lúc không đo được.
Song do tác dụng của các thuốc cấp cứu đối với mẹ, thai nhi cũng đã rơi vào tình trạng xấu, mạch nhanh và đang diễn biến theo chiều hướng suy thai. Trước tình thế nguy cấp, các bác sỹ đã hội ý rất khẩn trương và đưa ra kết luận: Phải mổ bắt thai càng nhanh càng tốt, đây là biện pháp duy nhất để có thể cứu cả sản phụ và thai nhi.
Ông Phạm Văn Học - TGĐ Bệnh viện đa khoa Hùng Vương cho biết: Các bác sỹ đã đưa ra tiên lượng, thai nhi sau khi được lấy ra khỏi bụng mẹ, niêm mạc nhợt nhạt, da toàn thân tím tái đáp ứng phản xạ yếu, mạch rốn chậm (dưới 80l/p) nhịp tim chậm, chỉ số Apgar 0-3/1p, sau 15 phút hồi sức tích cực sơ sinh đáp ứng tương đối tốt, chỉ số Apgar dần được cải thiện.
Bé được lưu tại buồng hồi sức sơ sinh dưới sự giám sát đặc biệt của các bác sỹ , nữ hộ sinh và điều dưỡng của liên khoa, phụ sản và sơ sinh. Trong phòng mổ, sau khi lấy thai các bác sỹ đã hồi sức tích cực, các thuốc điều trị sốc phản vệ đã được sử dụng với liều tối đa, các chỉ số sinh tồn của sản phụ dần cải thiện, tình trạng phản vệ và sốc đã được kiểm soát.
Hiện tại, sau gần 24 giờ kể từ giây phút sinh tử, hai mẹ con sản phụ đã được gặp nhau, dù còn vô cùng rất mệt mỏi sau những biến cố đặc biệt hy hữu.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 3 loại trái cây dù có thèm đến mấy mẹ bầu cũng không được ăn trong 3 tháng đầu
- Nguyên nhân sinh non và các rủi do mẹ bầu dễ gặp phải
- 4 đặc điểm ở mẹ bầu sinh thường thuận lợi, 1 ngày là ra viện
- Tư thế nằm ngủ của mẹ bầu giúp thai nhi 3 tháng đầu phát triển nhanh, khỏe mạnh
- Những bài tập thể dục tốt cho mẹ bầu
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua