Ít nhất 10 bệnh nhi được cứu sống nhờ quy trình báo động đỏ
Nhờ có sự nỗ lực cứu chữa của các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Nhân Dân 115 mà mời đây, cháu đã xuất viện trong tình trạng sức khỏe hoàn toàn ổn định và có thể tự bú bình được.
Gia đình chào tạm biệt và cảm ơn bác sĩ đã giúp bé Phát vượt qua cơn nguy kịch khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác. (Ảnh: Báo Tuổi trẻ).
Hay trường hợp bé Nguyễn Quốc Huy, thai nhi văng khỏi bụng mẹ xa tới 7 mét trong vụ tai nạn giao thông vào cuối năm 2014 cũng là một trường hợp nằm trong quy trình “báo động đỏ này”.
Bác sĩ Đào Trung Hiếu, Phó Giám đốc Bệnh viện chia sẻ một câu chuyện mà ông nhớ mãi xảy ra cách đây 2 năm khi mà quy trình “báo động đỏ” được kích hoạt.
Đó là trường hợp 2 bé trai bị hàng xóm chém nhiều nhát, một số bộ phận cơ thể không còn nguyên vị trí, mạch và huyết áp của bé bằng 0.
Cái khó của ca này không phải vì bệnh nhi nguy kịch mà cùng lúc phải cấp cứu và chuẩn bị mổ cho cả 2 bé.
Ngay lúc đó, 1 ekip báo động đỏ khác lập tức được triệu tập, chỉ sau 5-10 phút, hai cháu bé đã được đưa thẳng vào phòng mổ và được cứu sống kịp thời.
Người có ý tưởng và đưa vào thực hiện quy trình báo động đỏ này là Ts. Bs Tăng Chí Thượng – nguyên giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1, hiện là Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, thông tin từ báo điện tử của Bộ thông tin và Truyền thông,
Theo đó, quy trình “báo động đỏ” cho phép huy động cùng lúc nhiều bộ phận liên quan, cùng nhau tập trung cứu chữa một bệnh nhi trong thời gian cực ngắn. Và chỉ trong 5-10 phút, sinh mạng của bệnh nhi có thể sẽ được cứu sống.
Ca mổ thực hiện theo quy trình báo động đỏ đối với bé Dương Minh Phát 11 ngày tuổi. Ảnh VnExpress.net
Khi bệnh viện kích hoạt quy trình “báo động đỏ”, tất cả các bác sĩ của các khoa, phòng được chỉ định sẵn (gây mê, hồi sức, hồi sức ngoại, ngân hàng máu…) sẽ lập tức có mặt tại phòng mổ sau 5 phút, không cần biết bệnh nhân là ai, bị gì.
Đồng thời, em bé không phải trải qua các giai đoạn như: hội chẩn, siêu âm, xét nghiệm mà đẩy thẳng vào phòng mổ sau khi có chẩn đoán tại chỗ của bác sĩ ngoại khoa. Thời gian bệnh nhi được đẩy vào phòng mổ kể từ lúc nhập viện tối đa không quá 15 phút.
Tính tới nay, có ít nhất 10 bệnh nhi được cứu sống nhờ quy trình báo động đỏ này. Đó là nhờ vào sự nỗ lực và có trách nhiệm trong nghề nghiệp của toàn bộ bác sĩ ở Bệnh viện Nhi đồng 1 Tp. HCM.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Xem thêm video: [mecloud]ZQMy5FpJSI[/mecloud]
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua