Dòng sự kiện:

Kể chuyện cho bé: Sự tích bánh chưng bánh dày

14:05 29/07/2015
Sự tích bánh trưng bánh dầy giúp bé hiểu tại sao cứ mỗi khi dịp tết đến xuân về thì người dân lại làm bánh chưng và bánh dày để dâng cúng tổ tiên và trời đất.

Xa xưa, đời vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh bỏ được giặc Ân ra khỏi bờ cõi, vua có ý nguyện truyền lại ngai vàng cho một vị hoàng tử xứng đáng nhất. Nhân dịp đầu xuân năm mới, vua bèn cho họp tất cả các hoàng tử lại và đưa ra một cuộc thi:

-Trong các con, ai tìm được thức ăn ngon để bày cho mâm cỗ tết thật ý nghĩa và ấm cúng thì ta sẽ truyền lại ngôi vua cho người đó.

Cuộc thi bắt đầu, tất cả các hoàng tử đều đua nhau tìm kiếm khắp nơi tất cả những thức ăn ngon nhất, của lạ nhất để dâng lên vua Hùng với hy vọng rằng của ngon vật lạ của mình là ngon nhất, ý nghĩa nhất. Trong tất cả các hoàng tử thì riêng Hoàng tử thứ 18 của Vua Hùng Vương tên là Lang Liêu có đức tình hiền lành, đạo đức và rất hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ hoàng tử qua đời sớm nên hoàng tử thiếu người chỉ dạy, vì vậy hoàng tử rất lo lắng và không biết làm thế nào để có thể tìm được thức ăn ngon và có ý nghĩa trong ngày tết bây giờ.

Một hôm, Lang Liêu đang ngủ mơ mơ màng màng, trong giấc mơ hoàng tử thấy có một vị thần xuất hiện và bảo rằng:

-Này con, trong trời đất này thì không có gì quý bằng gạo cả, gạo chính là thức ăn có thể nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp thật ngon, làm thành những chiếc bánh hình tròn và hình vuông. Hình tròn tượng trưng cho trời còn hình vuông để tượng trưng cho đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, làm nhân đặt trong ruột bánh để tượng trưng cho sự sinh thành của cha mẹ.

Lang Liêu nằm mơ thấy vị thần (ảnh minh họa).

Lang Liêu bừng tỉnh, hoàng tử vô cùng vui mừng vì đã được thần linh giúp đỡ. Hoàng tử làm theo lời vị thần trong giấc mơ dặn, chọn gạo nếp ngon để làm bánh vuông, bỏ vào chõ hấp chín gọi là bánh chưng. Hoàng tử lấy xôi giã nhuyễn ra để làm bánh hình tròn tượng trưng cho trời gọi là bánh dầy. Còn lá xanh bọc ngoài, nhân đặt bên trong bánh tượng trưng cho sự che chở của cha mẹ.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều mang tất cả những món ăn ngon nhất mình kiếm được dâng lên Vua Hùng, tất cả toàn là sơn hảo hải vị của khắp các miền và rất khó mới có thể kiếm được. Riêng hoàng tử Liêu Lang chỉ có món bánh chưng và bánh dày được làm từ gạo nếp chứ không phải là một thứ sơn hào hải vị gì cả. Vua Hùng thấy lạ liền hỏi Liêu Lang lý do mà hoàng tử làm hai loại bánh này. Liêu Lang kể cho vua cha nghe về giấc mơ của mình. Vua ăn thấy ngon và thấy rất có ý nghĩa. Vậy là Vua Hùng đã nhường lại ngôi vua cho con trai thứ 18 của mình là Lang Liêu.

Bánh trưng và bánh dầy (Ảnh minh họa).

Kể từ khi đó, cứ mỗi khi dịp tết đến xuân về thì người dân lại làm bánh chưng và bánh dầy để dâng cúng tổ tiên và trời đất. Sự tích bánh chưng bánh dày của nhân dân ta có nguồn gốc từ đó. Hoàng tử Liêu Lang là con thứ 18 của Vua Hùng với tính nết hiếu thảo, ngoan ngoãn đã được thần tiên giúp đỡ và sáng tạo ra 2 loại bánh lưu truyền mãi tới tận ngày hôm nay.

Nguồn: Truyện cổ tích Việt Nam

Xem thêm  video:

[mecloud]BG4DN3e90f[/mecloud]