Dòng sự kiện:

Khám phá điều quan trọng nhất khi dạy trẻ kỹ năng sống ở Nhật

19:30 29/08/2015
Từ cấp 1, trẻ em đã được hướng dẫn phải xử trí thế nào khi động đất xảy ra, tìm nơi ẩn nấp thế nào cho an toàn và quan trọng là kiềm chế sự sợ hãi, không hoảng loạn, xô đẩy nhau.

Tin liên quan

  • Giẫm chân lên thủy tinh có liên quan gì tới kỹ năng sống?
  • Clip học sinh bịt mắt khóc tức tưởi trong lớp học kỹ năng sống
  • Kỹ năng sống quan trọng nhất bố mẹ Anh thường dạy con
  • Kỹ năng sống đã giúp 2 em bé thoát chết trong gang tấc thế nào?
[mecloud]Wu0pt8m27Q[/mecloud]

Với phương châm giáo dục “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, trẻ em tại Nhật chưa bao giờ phải đến lớp trong tâm trạng nặng nề. Lớp học được bắt đầu bằng giờ nói chuyện, các em được tự do chia sẻ về điều mình thích trong ngày hoặc các hoạt động ở nhà lúc tối, từ đó giáo viên sẽ góp thêm ý kiến để các em tự hoàn thiện bản thân.

Tại Nhật, mỗi lớp tiểu học lại có một “Ngôi sao của lớp”. Học sinh Nhật sẽ luân phiên nhau giữ chức danh này theo từng ngày. Công việc “Ngôi sao của lớp” khá đơn giản như điểm danh các bạn, dẫn đầu hàng của lớp khi đi ăn trưa hoặc bắt nhịp cho cả lớp cùng hát.


Một giờ âm nhạc tại lớp tiểu học Nhật Bản.

Vào mỗi bữa trưa, các em ở lớp 4-5 phải tự sắp xếp bàn ghế và cử từ 2-3 bạn để chia thức ăn từ nồi to sang từng tô nhỏ. Dĩ nhiên mọi hoạt động của lớp đều được thầy cô giám sát thay vì làm thế cho các em. Một phần ăn cho trẻ em tại Nhật được đánh giá trong tốp bữa ăn giàu dinh dưỡng nhất trên thế giới.

Điều quan trọng nhất trong giáo dục Nhật Bản là kỹ năng sinh tồn khi xảy ra thảm họa thiên nhiên hay động đất. Từ cấp 1, trẻ em đã được hướng dẫn phải xử trí thế nào khi động đất xảy ra, tìm nơi ẩn nấp thế nào cho an toàn và quan trọng là kiềm chế sự sợ hãi, không hoảng loạn, xô đẩy nhau.


Học sinh tiểu học tham gia diễn tập đối phó với tình huống động đất tại Tokyo. Ảnh: AFP/TTXVN

Nền giáo dục của Nhật Bản có thể chưa phải là hoàn hảo. Tuy nhiên, toàn thế giới phải công nhận rằng nhiều thế hệ người Nhật luôn giữ tính chăm chỉ, tận tâm với công việc và ý thức kỷ luật. Người Nhật cũng được đánh giá cao về lòng dũng cảm khi là một dân tộc trải qua nhiều tai họa khủng khiếp nhất trong lịch sử.

Từ bé, trẻ em Nhật đã được tập cho bản tính tự lập, biết cười nhiều hơn, biết cảm ơn khi nhận sự giúp đỡ và đặc biệt biết rèn luyện sức khỏe để trở nên mạnh mẽ, kiên cường hơn trong cuộc sống.

Trẻ em Nhật có tính tự giác rất cao

Ở Nhật trẻ em xách theo rất nhiều loại túi tới trường: Túi sách vở, túi bao ngoài, túi dụng cụ ăn uống, hộp dụng cụ ăn uống, túi quần áo, túi đựng quần áo sẽ thay, túi đựng quần áo sau khi thay ra và túi giày. Những chiếc túi mang theo bên mình khiến trẻ em luôn ý thức được việc phân loại đồ dùng và thậm trí là phân loại rác. Tính kỷ luật của trẻ em Nhật Bản được các em rèn luyện một cách bài bản và chặt chẽ.

Bất cứ ai khi nhìn thấy các bậc phụ huynh Nhật đưa đón con đi học đều ngạc nhiên vì các em nhỏ thường tự tay xách các loại túi đến trường mà không cần bất cứ sự giúp đỡ nào của cha mẹ hay người lớn đi cùng. Trẻ tự ý thức rằng đó là công việc của mình cũng như khi các em chơi đồ chơi xong, thường tự giác cất gọn vào các túi, hộp đựng đồ mà không cần sự nhắc nhở hay quát mắng của cha mẹ.

Ở trường trẻ thay quần áo liên tục, chính điều đó cũng khiến trẻ không còn cảm thấy loay hoay với những công việc cá nhân khi không có mẹ giúp đỡ. Những em bé Nhật học cách độc lập từ khi các em mới chỉ 2,3 tuổi.

Trẻ được rèn luyện kỹ năng hòa nhập, sự tự tin

Khi chưa đầy 1 tuổi trẻ đã được thi đấu trong những hoạt động thể thao, các phụ huynh ở Nhật rất khuyến khích các con tham gia hoạt động ngoại khóa ngoài trời. Với họ, điều đầu tiên cần dạy con cái đó là sự mạnh dạn, bản lĩnh chứ không phải là kiến thức. Trẻ tham gia thi đấu, biểu diễn và tỏ ra rất bản lĩnh khi đứng trước đám đông. Thậm chí, các em bé gái 3-4 tuổi còn tham gia vào đội bóng đá nữ… Chính điều đó giúp trẻ em trở nên năng động và hoạt bát hơn.

Vào 3h30 chiều cả trường mầm non sẽ ra sân chơi cùng nhau, các trò chơi tập thể luôn được ưu tiên nhằm giúp trẻ em có tính hòa nhập và tinh thần làm việc nhóm. Có 2 thứ mà bất cứ trường mầm non nào cũng dạy trẻ đó là nói : “cảm ơn” và mỉm cười.

Trẻ thường tự chia đồ chơi cho nhau và có tính cộng đồng rất lớn. Các em nhỏ khi chơi với nhau còn thân thiết hơn cả chị em ruột, chính điều đó khiến cho các em hòa nhập nhanh, và có cách cư xử rất lịch sự với người khác.

Ở Nhật trẻ được dạy lễ nghĩa khá nhiều, thay vì học kiến thức Toán hay môn ngoại ngữ. Việc học môn ngoại ngữ ở Nhật cũng không theo xu hướng gò ép như ở một số nước, trẻ được các thầy cô hướng dẫn những điều cần tránh để nói chuẩn tiếng Anh, một số phương pháp tính nhẩm nhanh… giúp trẻ không còn cảm giác sợ học, đồng thời phát huy sức sáng tạo và khả năng tự học của trẻ.

[mecloud]GIQ79fPq4f[/mecloud]

Giáo dục đánh giá cao ưu điểm của bản thân học sinh

Trong một trường mẫu giáo ở Nhật Bản, trẻ em không hề mang theo những quyển sách hay vở gì. Thay vào đó, trẻ được lựa chọn những môn mình thích, và làm những gì bản thân cảm thấy hứng thú. Do đó trẻ không có cảm giác sợ học, hay áp lực về điểm số. Trẻ em thường được cha mẹ hỏi về buổi học ở trường, và tự do bày tỏ suy nghĩ của riêng mình.

Trẻ em ở đất nước này luôn có những giờ học ngoại khóa rất bổ ích như tham gia làm bánh, tới những ngày hội thể thao, biểu diễn ở những sự kiện cộng đồng, tham gia những lễ hội được tổ chức qua đêm, tới các buổi giao lưu, những đền chùa, các buổi triển lãm…

Thậm chí, trẻ được cha mẹ cho tham gia buổi cắm trại qua đêm ở trường do nhà trường tổ chức. Khiến các em được rèn luyện sự tự tin, lòng dũng cảm ngay từ lúc còn nhỏ. Trong những giờ học ngoại khóa như vậy, trẻ tỏ ra rất hứng thú và điều đó đã để lại trong các em những ấn tượng vô cùng sâu sắc.

Anh Tuấn (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Xem thêm video:

[mecloud]Xktf4XQUEj[/mecloud]