Khéo léo sửa tật nói leo mà con vẫn vui vẻ
Trẻ hay nói leo có thể do bé vô tư, thích nói, chưa biết để ý đến cảm nhận của người khác hay cách giao tiếp lịch sự.
Nguyên nhân nữa có thể do bé thích thể hiện bản thân. Có thể do bé bị cấm đoán nhiều thứ trong sinh hoạt, trong khi bản thân cháu là một người hiếu động, nên khi có khách bé được dịp 'sổ lồng'.
Ngoài ra, tật này cũng có thể gặp ở bé được cha mẹ chiều. Khi không bị ai chấn chỉnh, thì nói leo dần trở thành tật khó bỏ.
Thực ra mỗi đứa trẻ có một cá tính riêng, bố mẹ không nên khắt khe quá. Sửa lỗi cho con cũng cần khéo léo để tránh việc bé trở nên tự ti.
Tránh la mắng hay chỉ trích
Sự la mắng chỉ càng làm trẻ tổn thương và sinh ương bướng, ức chế, có thể sẽ làm gia tăng hành vi xấu, do trẻ không kiểm soát được cảm xúc. Nếu bé chưa có kỹ năng giao tiếp, cha mẹ cần kiên nhẫn phân tích cho bé biết nói leo là cách nói không đẹp. Nên lấy ví dụ cho trẻ biết khi con đang nói chuyện với ai đó có người nói chen vào con sẽ cảm thấy như thế nào.
Không giành nói với bé
Hãy cố giữ bình tĩnh và im lặng để nhường bé nói. Khi con nói xong, mẹ hãy nhắc bé bằng một câu nói như: “Khi con nói, mẹ luôn im lặng để lắng nghe và chờ con nói xong. Lần sau con có thể chờ đến khi mẹ hoặc người lớn nói xong mới nói không?”.
Dạy con nói câu xin lỗi cắt ngang
Khi bé được khoảng 6-7 tuổi, bạn hãy dạy bé biết rằng luôn phải có câu xin lỗi cắt ngang. Ví dụ như: “Con có chuyện này muốn nói, con nói được không ạ?”. Hãy cố gắng thực hành điều này trong chính gia đình mình, với mọi thành viên… Bé sẽ thấy rằng khi bố muốn ngắt lời mẹ, mẹ muốn ngắt lời con thì đều có câu hỏi đó.
Dấu hiệu bí mật
Khi bạn đang có khách và bé cần hỏi bạn một điều gì đó, nhắc bé ra hiệu cho bạn và chờ đợi dấu hiệu đáp lại của bạn. Dần dần, điều này sẽ trở thành quen và bé sẽ biết cách kín đáo ra hiệu và chờ mẹ đồng ý.
Cương quyết hơn
Nếu mẹ đã nhắc nhiều lần mà con tiếp tục tái phạm thì hãy dừng con lại ngay khi con bắt đầu nói leo. Hãy nhắc bé biết chờ đợi trong khi mẹ hoặc người lớn nói xong thì mới được phép nói.
Tạo ra sự tập trung cho bé
Trước khi gọi điện bạn có thểnhắc nhở bé: “Mẹ phải nói chuyện qua điện thoại, con hãy chơi ngoan nhé” . Đồng thời bạn thiết kế các trò chơi mới hay các hoạt động cuốn hút bé nếu bạn cầnthời gian để tập trung cho một công việc hay câu chuyện nào đó.
Không quên khen ngợi bé
Nếu con thực hiện tốt những hướng dẫn của cha mẹ đừng quên khen ngợi và khuyến khích trẻ để con có động lực cố gắng sửa lỗi.
Tường Vy
Nguồn: Người đưa tin
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua