Dòng sự kiện:

Khi bé nhõng nhẽo, vòi vĩnh: "Mẹ còn nhiều tiền mà"

22:06 04/09/2015
khi bé vô tình nhìn thấy ví mẹ còn tiền hay bé biết rằng nhà mình giàu có, bé sẽ vặn vẹo: “Mẹ còn tiền nhiều mà".

Bạn đưa bé đi siêu thị, bé vòi vĩnh mua một món đồ chơi nhưng bạn cảm thấy không cần thiết phải mua vì ở nhà đã có đồ chơi tương tự. Dù vậy con vẫn mè nheo đòi mua. Bạn cảm thấy khó xử và nói dối: “Mẹ hết tiền mất rồi”.

 

Nói câu này, bé có thể thôi không đòi hỏi nữa. Nhưng câu nói này sẽ không đủ sức thuyết phục bé khi bé vô tình nhìn thấy ví mẹ còn tiền hay bé biết rằng nhà mình giàu có. Bé sẽ biết bố mẹ đang nói dối và vặn vẹo: “Mẹ còn tiền nhiều mà, con nhìn thấy mà".

Lúc này, bạn không cần nói tránh mà có thể chia sẻ thẳng thắn với bé rằng: “Mẹ vẫn còn tiền nhưng mỗi tháng, bố mẹ chỉ được lĩnh lương một lần. Tiền đó để mua gạo, mua thịt, mua sữa cho con…”.

Sau đó, bạn hãy nhấn mạnh với bé rằng, số tiền mua quà cho bé đã hết, cha mẹ cần mua nhiều thứ nữa…

Nói với con về chuyện chi tiêu trong gia đình

Khi bé có nhận thức tốt, có nhiều vấn đề mà bé thắc mắc. Đôi khi con trẻ bất ngờ hỏi bố mẹ những câu khiến chúng ta thật sự lúng túng, nhất là các câu hỏi về tiền bạc: "Nhà mình giàu không mẹ?", hay "Bố mẹ có nhiều tiền không?"...

Tùy theo lứa tuổi, các ông bố bà mẹ sẽ phải có những cách giải đáp khéo léo và tế nhị về chuyện tiền bạc. Ví dụ với bé dưới 5 tuổi, hãy trả lời con bằng một bài học để hiểu được “xuất xứ” của đồng tiền là: Tiền không bao giờ sẵn có! Phải làm việc thì mới có tiền! Bố phải đi làm, mẹ cũng vậy. Và khi có tiền rồi thì cũng phải chi tiêu nhiều thứ.

Hãy giải giải thích cho con rằng, bố mẹ đã làm việc rất vất vả và chăm chỉ mới có tiền đưa con đi học vẽ, học đàn, mua búp bê, giày dép cho con… Nói với con: “Nếu con đòi nhiều thứ, mẹ sẽ phải làm nhiều để kiếm tiền, mà làm nhiều thì mẹ sẽ ốm. Con có muốn mẹ ốm không?.

Từ 7 tuổi trở len bạn có thể nói chuyện và khơi gợi cho con về cách tiêu tiền như thế nào. Hãy hướng dẫn trẻ rằng nếu như chúng muốn mua một quyển sách, một đĩa nhạc hay một vật dụng cá nhân nào đó mà chúng thích nhưng lại vượt quá túi tiền đang có, thì hãy nghĩ đến việc “để dành tiền”.

Và quan trọng hơn cả là qua đó, chúng ta sẽ xây dựng cho con mình một định hướng đúng về cái gọi là “quyền lực của đồng tiền”.

Nếu cha mẹ vô tình dạy con lãng phí, không biết quý trọng sức lao động, coi vật chất là tất cả… thì sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của bé bây giờ và về sau này.

Tường Vy (Tổng hợp)

 
Nguồn: Người đưa tin