Dòng sự kiện:

Khi con dậy thì cách nói chuyện của cha mẹ như thế nào là tốt?

19:00 14/08/2015
Chăm sóc con không chỉ vật chất mà còn phát triển tinh thần là nỗi lo lắng của các bậc làm cha mẹ. Gợi ý dưới đây giúp bạn tạo môi trường an toàn cho trẻ tiếp nhận mọi thứ khi trẻ bước vào dậy thì.

Dạy thì là khoảng thời gian trẻ ở tuổi ương bướng khiến cha mẹ không biết nên ứng xử với con như thế nào cho đúng cách. Một loạt các “triệu chứng”: Bướng bỉnh, chống đối cha mẹ, ăn nói cộc lốc, buồn vui vô cớ, hay dỗi hờn, thích tụ tập thành từng nhóm, sưu tầm ảnh các ca sĩ, diễn viên và bắt chước họ như con vẹt, xao nhãng học hành, thích thức khuya, ít tâm sự chia sẻ với bố mẹ, tơ tưởng đến các bạn khác giới sớm…Chăm sóc con không chỉ vật chất mà còn phát triển tinh thần là nỗi lo lắng của các bậc làm cha mẹ. Gợi ý dưới đây giúp bạn tạo môi trường an toàn cho trẻ tiếp nhận mọi thứ khi trẻ bước vào dậy thì.

Hiu tâm lý ca con


Con muốn làm mọi thứ một mình và muốn quyết định những việc thuộc về bản thân. Nhưng ngược lại, cha mẹ lại luôn cho rằng con còn quá nhỏ, chưa hiểu đời nếu để con tự do sẽ dễ bị vướng vào cám dỗ của những thói hư tật xấu.
Khi con đã khôn lớn bạn nên dành cho bé quyền tự do quyết định cuộc sống của mình, cho con không gian riêng tư. Cha mẹ chỉ cần ở bên hướng dẫn và nhắc nhở con đi đúng hướng là được. Không nên biến sự quan tâm thành áp lực cho bé. Đồng thời, dạy con cách sống tự lập và biết chịu trách nhiệm khi làm sai nhưng luôn quan tâm mọi nhất cử nhất động của trẻ “từ xa” để kiểm soát được mọi việc.

Trò chuyn thoi mái vi con cái

Lắng nghe chúng nói tất cả những gì chúng nghĩ, những gì chúng đang gặp phải. Không nên chen ngang khi chúng chưa kết thúc câu chuyện của chúng. Không nên áp đặt cảm xúc và hành động cũng như lối suy nghĩ của bạn lên chúng. Hãy tạo không khí thoải mái khi nói chuyện, tránh những sự căng thẳng hay mất bình tĩnh.

Trò chuyn bng cách nh nhàng nht


Đừng vội vàng áp đặt cách làm và suy nghĩ của bạn trước một vấn đề cho chúng, hãy đưa ra những lời khuyên và quan điểm của bạn để chúng nhận ra rằng bạn thực sự hiểu vấn đề của chúng là gì. Một cuộc trò chuyện nhẹ nhàng và tình cảm sẽ có lợi hơn một cuộc trò chuyện căng thẳng và nặng nề, điều đó không chỉ khiến con cái của bạn mất bình tĩnh mà đến chính bạn cũng không làm chủ được bản thân mình.

Nói ngn gn khi có s tranh lun

 Trong mọi cuộc tranh cãi bạn không cần đi đến tận cùng của vấn đề, vạch được cái đúng sai của con. Mà bạn nên nói thật ngắn gọn và dành cho con thời gian để suy nghĩ về những vấn đề bạn nói.

Phi luôn gi thái đ bình tĩnh khi con chia s


 Nhiều trẻ thường than phiền rằng, khi chúng gặp phải rắc rối nào đó và đem chuyện kể lại với cha mẹ và nhờ họ giúp đỡ. Thì thay vì nhận được những lời cảm thông và chia sẻ của ba mẹ, chúng thường bị la mắng thậm chí đánh đập. Lời khuyên cho bạn là dù trong hoàn cảnh nào, bạn cũng cần phải bình tĩnh để lắng nghe con và hiểu con, có như vậy mới tạo được niềm tin với con trẻ.

Tôn trng con cái ca bn

Ngay cả khi bạn là cha là mẹ chúng nhưng hãy nhớ rằng con cái bạn cũng cần được tôn trọng. Hãy tôn trọng quan điểm và ý kiến của chúng. Sau đó bạn hãy phân tích và nói cho chúng hiểu cách nhìn nhận cũng như suy nghĩ của bạn ra sao? Khi cha mẹ tôn trọng ý kiến và lời nói của con cái thì chúng cũng sẽ dành cho bạn sự tôn trọng cao nhất và luôn muốn tìm đến bạn bất kể khi nào chúng gặp chuyện. Bên cạnh mối quan hệ bố mẹ-con cái, bạn và những đứa trẻ của mình còn có mối quan hệ người với người, vì vậy tôn trọng là điều kiện tiên quyết giúp bố mẹ hiểu được con cái tuổi teendễ dàng hơn.

Coi trẻ như người trưởng thành


Còn với trẻ ở tuổi mới lớn, sẽ nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn hơn, công bằng không có nghĩa là lúc nào cũng bằng nhau và không phải mọi sự đối xử bằng nhau đều là công bằng.
Chính điều này giúp trẻ bắt đầu biết đấu tranh và phân biệt phải trái rõ ràng. Và nếu như bạn không hiểu được sự phát triển về trí tuệ của con thì khó có thể hiểu và trò chuyện được cùng con. Ở lứa tuổi này cha mẹ nên đối xử công bằng với con, và nên xem trẻ như những người trưởng thành, người bạn để dễ dàng trao đổi, trò chuyện.

Nhớ rằng, hãy yêu thương, lắng nghe, chia sẻ, tôn trọng và ở bên cạnh những đứa con của bạn để biết những rắc rối chúng đang gặp phải, để hiểu chúng hơn và cho chúng những đường đi tốt nhất.

 [mecloud]EMydwrvGno[/mecloud]

NHƯ Ý (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin