Dòng sự kiện:

Khi con gái nổi loạn tuổi dậy thì

22:32 09/07/2015
Nổi loạn vốn là sự thay đổi một cách tột độ trong tính cách, sở thích cá nhân của trẻ khi đến tuổi “dạy thì”.Nhưng những hành động của trẻ khiến không ít cha mẹ lo lắng.

Nhận biết trẻ nổi loạn tuổi “dậy thì”

Trẻ ở tuổi "dạy thì" đã thu lượm được một lượng kiến thức nền tảng đủ để đánh giá và có các ý kiến chủ quan. Vì thế, lúc này sự áp đặt của cha mẹ thường nhận được các phản ứng bất ngờ và khó chịu. Các con cũng đã có đủ hiểu biết để đòi hỏi một sự riêng tư cá nhân, nếu cha mẹ quan tâm quá mức con có thể sẽ nghĩ là bị cha mẹ kiểm soát, đây chính là lý do khiến trẻ vô cùng bực bội.

Các chuyên gia tâm lý đã chỉ ra rằng, thông thường con gái sẽ bắt đầu tuổi “dở hơi” sớm hơn con trai vì con gái dậy thì sớm hơn. Các con sẽ bắt đầu bùng nổ  ở lứa tuổi THCS  (từ 11- 15 tuổi). Biểu hiện của con gái thường là âm thầm bực bội, không nghe lời, lẳng lặng làm theo ý của mình, nghe bạn bè hơn nghe bố mẹ và có những hành động “ bất thường”. 

Con gái tuổi "dạy thì" thường hay nổi loạn. Cha mẹ cần là người bạn tốt giúp con vượt qua khó khăn.

Ở tuổi này nhiều trẻ trước đó hoàn toàn bình thường, chăm học, không hay đi chơi nhưng bỗng dưng một hôm lại đi chơi về rất muộn. Chúng đi mà không hề xin phép bố mẹ, về nhà bị bố mẹ trách mắng cũng chẳng hề tỏ ra ăn năn, hối lỗi. Bởi đơn giản chúng cho rằng “đã đủ lớn” nên tỏ ra khó chịu khi bố mẹ cứ “xía mũi vào đời sống riêng tư của con”.

Ở tuổi dậy thì, đây là lứa tuổi đang dần trưởng thành, đang phát triển và hình thành nhận thức, nhân cách. Chính vì vậy những sự việc trải qua có thể vừa ý, có thể không vừa ý, đều ghi dấu một cách rõ rệt trong nhận thức. Có nhiều trường hợp vì bị áp đặt quá nhiều nên trẻ ức chế với gia đình, bè bạn, muốn nổi loạn để chứng tỏ bản thân. Cũng có nhiều trường hợp do bị khích bác bởi bạn bè, do học hỏi và tiếp thu không đúng mực nên phát triển lệch lạc suy nghĩ dẫn đến sự nổi loạn khó hiểu.

Hãy đồng hành cùng con tuổi “dạy thì”

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, bất cứ trẻ nào cũng trải qua giai đoạn “khủng hoảng” tâm lý như thế, vấn đề ở đây là bố mẹ làm thế nào để giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này?

Cần nhất là bình tĩnh và làm bạn với con. Cố gắng bao dung, tha thứ bỏ qua những điều dở hơi mà con đã làm. Chia sẻ với con, quan tâm và tâm sự với con nhiều hơn. Hãy kể cho con nghe tuổi teen của mình. Và điều quan trọng nhất là thể hiện tình yêu với con. “Tuổi này trẻ thường hay bi kịch hóa cuộc đời của mình, lũ trẻ có thẻ nghĩ chúng không được bố mẹ yêu quý. Vì thế, việc thể hiện tình yêu với con là điều vô cùng quan trọng.

Điều quan trọng nhất mà trẻ cần ở cha mẹ là tình yêu thương. Điều thứ 2 cũng tối quan trọng lại là khuôn phép. Cho dù có đang trở thành người lớn, tâm sinh lý đang thay đổi, trẻ cũng cần những nguyên tắc, những giới hạn. Bạn hãy tỏ ra kiên quyết nhưng công bằng. Tất nhiên hãy nới lỏng một chút các nguyên tắc của bạn khi con dậy thì. Nếu chúng lạm dụng sự nới lỏng ấy làm những việc sai, hãy thắt chặt trở lại rồi nới ra vài tháng sau đó.

Nhiều bậc cha mẹ thường đánh đồng việc con cái thích độc lập với sự nổi loạn hay bất kính. Đây là quan niệm sai lầm. Trẻ vị thành niên cần phải được khuyến khích để trở nên độc lập hơn. Hãy tạo cho trẻ những "không gian tâm lý" để chúng học cách trở nên tự tin, chống lại những cám dỗ.

Các bậc cha mẹ đều có những kỳ vọng vào con cái. Tuy nhiên để con cái hiểu rõ hơn những kỳ vọng ấy, nguyên tắc và quyết định mà bạn đặt ra phải rõ ràng và phù hợp. Khi con bạn đã lớn, khả năng lý luận đã phát triển, không bao giờ nên nói "Tại vì bố/mẹ muốn thế. Thế thôi!".

Nhiều bậc cha mẹ tham gia rất tích cực vào cuộc sống con cái từ khi chúng còn nhỏ. Việc làm này là một sai lầm. Nó chỉ cần thiết khi con bạn bước vào tuổi dậy thì. Hãy tham gia các chương trình ngoại khoá ở trường với con, làm quen với bạn bè của con, tổ chức những cuộc đi chơi, dã ngoại cho con để bạn có thêm nhiều thời gian hiểu con hơn.

Đức An (Tổng hợp)/ĐSPL