Khi nào em bé “đòi” ra khỏi bụng mẹ?
“Tôi thậm chí không dám về quê, dù quê tôi - Kiên Giang - cách TP HCM chỉ vài giờ đi xe. Tôi sợ lỡ đang trên xe, con “đòi ra” thì khổ. Về đến nhà cũng hồi hộp, vì từ nhà phải di chuyển gần 20 cây số mới tới bệnh viện (BV) gần nhất” - chị Trần Thị Thu T. (29 tuổi), cho biết khi đi khám thai ở BV Từ Dũ. Tuy ngày dự sinh của chị vào khoảng 2 tuần sau kỳ nghỉ Tết nhưng chị khá lo vì đứa con trước đó đã sinh non hơn 1 tuần.
Ngồi gần đó, anh Trần Văn D. (35 tuổi) cho biết Tết năm ngoái rất đáng nhớ đối với vợ chồng anh. Dù dự sinh đến ngày 12 tháng giêng nhưng vợ chồng anh vẫn lo. Trước khi lên xe về quê, cứ 2-3 ngày là anh đưa vợ đến BV “đòi” bác sĩ (BS) khám cho chắc ăn vì sợ “đẻ rớt” trên xe dù quê hai người chỉ cách TP HCM 4 giờ xe chạy. Rồi trước khi lên xe về lại TP HCM, anh cũng đưa chị đến bác sĩ (BS) ở BV địa phương khám và lo lắng hỏi đi hỏi lại cho chắc.
Các thai phụ nên ghi nhớ thật kỹ, thậm chí ghi chú rõ vào điện thoại, sổ tay các dấu hiệu cảnh báo em bé sắp chào đời. (ảnh minh họa)
Theo các BS sản khoa, để đừng ăn Tết trong hồi hộp, các thai phụ nên ghi nhớ thật kỹ, thậm chí ghi chú rõ vào điện thoại, sổ tay các dấu hiệu cảnh báo em bé sắp chào đời cũng như không quá hoang mang vì các cơn đau “cảnh báo giả”. Ngày dự sinh là một dấu mốc đáng lưu ý nhưng việc các em bé ra đời sớm hơn hay muộn hơn ít ngày là rất bình thường.
BS chuyên khoa II Bùi Văn Hoàng, Phó trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp BV Từ Dũ, lưu ý rằng dù đa số thai phụ đã quen với các cơn gò tử cung cho thai kỳ nhưng cơn gò chuyển dạ sẽ có nhiều điểm khác biệt. Thứ nhất, cơn gò chuyển dạ thật sự sẽ càng lúc càng mạnh chứ không giảm cho dù có đổi tư thế cũng không biến mất. Thứ hai, cơn đau chuyển từ vùng lưng dưới sang vùng bụng dưới. Thứ ba, các cơn đau có khoảng nghỉ nhưng khoảng nghỉ này ngắn dần, các cơn gò diễn ra thường xuyên hơn và càng lúc càng đau nhiều hơn. “Nếu số lượng cơn gò đạt đến 2-3 cơn/10 phút, có thể bạn đã chuyển dạ thực sự và cần được đưa đến BV ngay” - BS Hoàng nhấn mạnh.
Ngoài ra, thai phụ cũng cần đến BV ngay nếu phát hiện ra máu, nhớt hồng ở âm đạo (dân gian hay gọi là “máu báo”) hoặc bị vỡ ối. Dấu hiệu vỡ ối cũng không khó để quan sát: ra nước trong rỉ rả nhưng không phải nước tiểu hoặc nước trong ào ra đột ngột. Vỡ ối có thể là dấu hiệu bạn sắp đến thời điểm “vượt cạn”. Nếu vỡ ối sớm khi còn cách xa ngày sinh, thai phụ cũng cần được đưa đến đơn vị y tế chuyên khoa để thăm khám.
Theo Khám Phá
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Mẹ cần bổ sung ngay những thực phẩm này nếu muốn mang thai đôi
- Mẹ mang thai uống nhiều cafe, con sinh ra có thể mắc bệnh máu trắng
- Nam thanh niên 20 tuổi tuyên bố đã mang thai
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua