Khi nào nên cho trẻ ăn dặm để bé tăng cân khỏe mạnh hơn?
Nên tập cho con ăn dặm từ sớm để hay ăn chóng lớn hay đợi con cứng cáp hơn rồi mới tập ăn? Mấy tháng trẻ ăn dặm được và cần lưu ý gì? Đây là các câu hỏi mà nhiều mẹ rất quan tâm, cùng Phunutoday.vn tìm hiểu ngay mẹ nhé!
Trẻ ăn dặm sớm có sao không?
Một số trường hợp, mẹ muốn con tăng cân để phát triển nhanh hơn, nên cho bé ăn dặm sớm, bắt đầu từ 5 tháng hay thậm chí là 4 tháng tuổi.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, không nên cho con ăn dặm quá sớm vì hệ tiêu hóa của con chưa hoàn chỉnh về cấu trúc và chức năng để hấp thu các loại thức ăn mới. Bé chưa có đủ enzyme amylase và một số men tiêu hóa khác để tiêu hóa các nhóm chất như tinh bột, đạm, béo – thường có nhiều trong thành phần của bột ăn dặm.
Trẻ bắt đầu ăn dặm sau 6 tháng thì sao?
Cũng không nên đâu mẹ nhé! Nếu để bé bắt đầu ăn dặm lúc 7 – 8 tháng tuổi, có khả năng con sẽ thiếu chất và năng lượng như đã nói ở trên. Đồng thời, đây là giai đoạn nhạy cảm để hình thành khẩu vị trẻ, nên ăn dặm muộn sẽ gây khó khăn về sau trong việc tiếp nhận nhiều mùi vị cũng như đa dạng thực phẩm cho trẻ.

Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày?
Sau khi đã chọn được ngày tốt cho bé ăn dặm theo quan niệm dân gian, nhiều mẹ lại băn khoăn không biết nên cho bé ăn dặm vào thời gian nào trong ngày. Thời điểm lý tưởng nhất để cho bé ăn dặm là:
- Thời điểm giữa buổi sáng và giữa buổi trưa, bé đã được cho bú mẹ hoặc sữa công thức trước đó 1 – 2 giờ. Đây là thời điểm bé không quá đói cũng không quá no
- Bé đang cảm thấy vui vẻ, thoải mái, tỉnh táo. Không cho bé ăn dặm khi bé đang buồn ngủ vì như vậy bé sẽ dễ quấy khóc, không tập trung ăn và bữa ăn dặm có thể kéo dài
- Không cho bé ăn sau 19 giờ bởi điều này sẽ khiến bé khó ngủ. Ngoài ra, bé cũng dễ bị khó tiêu, đầy hơi.
Các thực phẩm cần tránh khi cho bé ăn dặm bạn cần biết
Khi cho bé ăn dặm, mẹ cần tránh tuyệt đối những món sau:
Mật ong: Không cho bé ăn trước 12 tháng vì có thể dẫn đến ngộ độc.
Trứng chưa chín và thực phẩm có chứa trứng sống như mayonnaise tự làm tại nhà: Không cho bé ăn trước 12 tháng vì vi khuẩn trong trứng sống có thể gây hại cho trẻ.
Sữa ít béo: Không cho bé uống trước 2 tuổi vì trẻ cần sữa đầy đủ chất béo để tăng trưởng.
Các loại hạt nguyên hạt và các loại thực phẩm cứng: Không cho bé ăn trước 3 tuổi vì có nguy cơ gây nghẹt thở.Sữa bò nguyên chất tiệt trùng: Không dùng cho bé trước 12 tháng.
Các loại sữa thực vật như sữa đậu nành, sữa gạo, sữa yến mạch, sữa hạnh nhân và sữa dừa: Không cho bé uống trước 2 tuổi.
Trà, cà phê hoặc đồ uống có đường. Đối với nước trái cây, mẹ cũng nên hạn chế. Thay vì ép thành nước, bạn nên cho bé ăn trái cây vì như vậy sẽ giúp bé phát triển kỹ năng nhai tốt hơn.
Trẻ ăn cá thông minh hơn, mách mẹ 5 loại cá tăng chỉ số IQ và chiều cao tốt nhất
6 thực phẩm chăm sóc đôi mắt của trẻ, mẹ nhớ cho con ăn thường xuyên
Bé trai 6 tuổi mãi chẳng cao thêm, BS chỉ ra 4 loại thực phẩm độc hơn cả túi nilon
Chuyên gia chỉ cách dùng men vi sinh hỗ trợ điều trị virus Rota: 1 thời điểm vàng nên uống
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua