Không phải cứ ăn ngọt mới bị tiểu đường: 6 thực phẩm không ngọt làm đường huyết tăng vọt, toàn món người Việt thích
Một số thực phẩm có thể không có vị ngọt nhưng nó vẫn khiến đường huyết tăng. Người bị bệnh tiểu đường nên lưu ý khi sử dụng các loại thực phẩm này.
Trái cây sấy khô
Các loại trái cây sấy khô không hề tốt như bạn nghĩ. Tuy rất ngon nhưng chúng thường được tẩm thêm đường trong quá trình chế biến. Sau khi chế biến, phần lớn nước trong trái cây sẽ bốc hơi hết, hàm lượng đường sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Ví dụ như nho sấy có thể chứa lượng đường cao gấp 4 lần nho tươi thông thường.
Tương cà chua

Tương cà chua được nhiều người yêu thích. Nó là một loại gia vị vô cùng phổ biến, thích hợp với nhiều món ăn.
Tuy nhiên, mỗi muỗng canh tương cà chua có thể chứa đến 4 gram đường. Hầu hết các loại tương cà chua được bán sẵn trên thị trường đều chứa siro ngô có lượng đường fructose cao.
Tiêu thụ nhiều đường fructose là nguyên nhân gây ra các bệnh như béo phì, tim mạch... Người bị bệnh tiểu đường nên tránh xa các sản phẩm có chứa hàm lượng đường cao như vậy.
Khoai tây

Mặc dù khoai tây không ngọt nhưng lại chứa nhiều tinh bột. Sau khi đi vào cơ thể, tinh bột sẽ nhanh chóng được chuyển hóa thành đường và hấp thụ vào máu. Nếu ăn quá nhiều thực phẩm chứa tinh bột, tuyến tụy sẽ phải làm việc ngăn suất hơn. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Vì vậy, người có chỉ số đường huyết cao, người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây.
Bánh bao, bánh mì trắng

Bánh bao, bánh mì trắng là món ăn sáng quen thuộc với nhiều người. Chúng rất tiện lợi, giá thành phải chăng lại mang đến cảm giác no bụng. Tuy nhiên, hàm lượng carbs trong bánh bao rất cao, không phù hợp để tiêu thụ thường xuyên, đặc biệt là với những người đang có tình trạng thừa cân, béo phì, tiểu đường. Tương tự, bánh mì cũng như vậy.
Thay vì thường xuyên ăn bánh bao, bánh mì trắng vào buổi sáng, bạn có thể ăn ngũ cốc và tăng các thực phẩm nhiều chất xơ như yến mạch, rau xanh...
Nước ép trái cây

Đa số chúng ta đều làm tưởng rằng nước ép trái cây cũng tốt như trái cây tươi. Tuy nhiên, trái cây tươi sẽ chứa nhiều chất xơ, tạo cảm giác no bụng, lượng đường glucose do gan sản sinh cũng giảm, ít có hại cho sức khỏe. Trong khi đó, khi trái cây được ép thành nước, lượng chất xơ giảm đi, hàm lượng đường sẽ lớn hơn, được hấp thụ vào máu nhanh hơn và không mang lại cảm giác no bụng. Vì vậy, cơ thể sẽ chịu nhiều gánh nặng hơn, không tốt cho việc kiểm soát đường huyết.
Cháo, súp đóng hộp
Nhắc đến các loại cháo, súp đóng hộp, mọi người thường nghĩ chúng chứa nhiều natri. Thực tế, lượng đường được bổ sung vào thực phẩm này cũng nhiều.
Để biết sản phẩm mình mua có chứa nhiều đường hay không, bạn nên kiểm tra bảng thành phần xem có những thứ như sucrose, siro ngô, mạch nha, lúa mạch, maltose và các loại siro khác không...
Những thành phần này càng nhiều nghĩa là sản phẩm càng chứa nhiều đường. Người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng.
Cơ thể có 3 bộ phận rất dễ tổn thương vào mùa hè: Đây là lời khuyên mà ai cũng cần
Nóng: Bộ Y tế khuyến cáo 6 biện pháp phòng chống bệnh đầu mùa khỉ
Phụ nữ sau 30t nhanh già: Chăm ăn 6 loại rau củ này để tăng collagen, da hồng hào, không nếp nhăn
Loại quả Việt được người Nhật ưa chuộng vì đẹp da, bổ thận: 4 đối tượng phải tránh
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua