Kinh ngạc trước khả năng đọc sách, phân biệt màu của bé 7 tuổi dù bị... bịt mắt
Đó là trường hợp của bé Nguyễn Thị Cẩm Linh, 7 tuổi, Làng Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội, theo báo Gia đình & Xã hội.
Cẩm Linh được biết đến là một cô bé xinh xắn, nhanh nhẹn, lém lỉnh và chững chạc hơn bạn đồng trang lứa. Khả năng đọc rõ chữ, nhận diện màu sắc mặc dù bị bịt kín mắt của Linh được mọi người phát hiện cách đây 1 năm.
Bé Cẩm Linh bảo, khi để đồ vật trước mặt, trong đầu phát ra ánh sáng, thấy rõ màu sắc hiện trong đầu. Ngay cả khi đọc sách, cô bé nhận thấy chữ xếp hàng nên dễ dàng đọc được.
Bé Nguyễn Thị Cẩm Linh. Ảnh: Ngọc Thi
Theo đó, bé Linh đã biểu diễn tài năng của mình cho mọi người xem. Khi PV đặt thỏi màu trên đầu hỏi “đây là màu gì?”, Cẩm Linh nhanh nhẹn đáp, “màu vàng ạ”… Các câu trả lời vừa nhanh vừa chính xác. Trong quá trình kiểm tra về khả năng đặc biệt của bé, có lúc bé cảm nhận màu nhanh nhưng có lúc chần chừ. Lúc đó, bé bảo “ánh sáng ít quá, con không nhìn rõ màu gì cả”.
Bên cạnh việc đọc được sách, cảm nhận được màu sắc bên trong khi úp bát xuống, Cẩm Linh còn tô màu, chơi xếp hình thành thạo khi bịt mắt.
Nói về khả năng “siêu nhân” của bé Linh, các thầy cô ở lớp học rèn luyện phát triển trí nào giải thích, do năng lượng sóng não phát ra tia sáng thì mình không cần nhìn bằng mắt nữa mà bịt mắt vào có thể phân biệt được màu sắc.
Đây cũng không phải là trường hợp đầu tiên bởi trước đó, theo báo Thanh Niên, một cậu bé Vikas Panchal 10 tuổi ở Ấn Độ có thể đọc sách, chạy xe đạp trong tình trạng bịt mắt.
Vikas Panchal bịt mắt lại và nhận biết những quả bóng có màu sắc khác nhau bằng cách ngửi, cảm nhận nó. Thậm chí, cậu bé 10 tuổi còn có thể phân biệt 2 dạng khác nhau của cùng một màu sắc.
Vikas đã bịt mắt chạy xe đạp quanh sân trường đi luồng giữa các bạn học mà không đụng ai. Ngoài ra, cậu còn bịt mắt đi lang thang quanh khu phố gần nhà ở Delhi (Ấn Độ) nhưng vẫn tránh được người đi đường và ổ gà.
Vikas cho biết kỹ năng có được nhờ một kỹ thuật giúp kích hoạt vùng não giữa. Khu vực này của não là trung tâm chuyển tiếp các tín hiệu thần kinh thu thập được từ thị giác, thính giác và hệ thống kiểm soát vận động của cơ thể.
Chi Chi
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua