Kinh nghiệm không ‘nổi đóa’ với con của một mẹ đơn thân
Nuôi con thật khó, đặc biệt là khi phải nuôi con một mình. Khi tôi đơn độc chăm con thành một bé trai bụ bẫm, nhanh nhẹn, tôi đã từng bị con làm cho tức giận nhiều lần. Tuy nhiên, tôi đã tìm cách để mình bình tĩnh lại. Có người bảo tôi, họ cũng kiểm soát được tức giận mà phải có bác sỹ tư vấn. Thực ra, không cần thiết phải vậy. Tôi không có bí quyết gì, chỉ là dùng một số “kỹ xảo cảm xúc” để bình tĩnh. Bây giờ, tôi chia sẻ cách làm của mình, hi vọng phần nào giúp ích cho các mẹ đơn thân như tôi.
Đầu tiên, cần kiểm soát tâm trạng của mình
Chúng ta phải nhận thức được con chỉ là một đứa trẻ. Trẻ không giống với chúng ta, người lớn có khả năng tự nhận thức được tâm trạng của mình. Hãy đặt bản thân ở bên ngoài, quan sát tâm trạng chứ không phải bị tâm trạng làm cho tổn thương, như vậy mới là tiêu chí trưởng thành.
Tuy nhiên, khả năng tự nhận thức của trẻ rất yếu, trẻ mầm non hầu như không có, vì vậy trẻ không dễ kiểm soát tâm trạng của mình. Khi trẻ đến 10 -13 tuổi mới từ từ ý thức được khả năng này. Khi trẻ gây ra những việc làm chúng ta tức giận, chúng ta cần nhớ mình là người lớn, có khả năng tự khống chế tâm trạng. Còn trẻ cần trưởng thành và tập luyện về mặt này.
Thứ hai, cần giữ bình tĩnh và khắc phục tình hình
Cần hiểu rõ khi trẻ khiêu khích hoặc gây tức giận, chúng ta nên giữ bình tĩnh, khắc phục và kiềm chế là việc cực kỳ khó. Lúc này, không phải là lúc giải quyết vấn đề, cũng không phải là lúc giáo dục, răn đe trẻ mà cần kiềm chế, cải thiện bản thân. Chúng ta cần tránh đi. Có như thế, chúng ta mới kiểm soát được hành vi của mình, để trẻ không bị “mắc kẹt” vì tâm trạng của mình và không làm điều thương tổn cho trẻ.
Sau đây, tôi xin chia sẻ cách kiểm soát tâm trạng của bản thân mà tôi cho rằng rất có hiệu quả:
Hít thở sâu, kiểm soát tâm trạng
Đây là cách tôi cho rằng có hiệu quả nhất, cũng là cách tôi hay áp dụng. Hít vào, thở ra nhưng thở ra nhiều hơn, làm 10 lần. Nhịp tim chậm lại, chúng ta cũng trở nên bình tĩnh hơn. Nếu đã tức giận, đồng thời hít thở sâu sẽ làm cho nhịp tim đập nhanh hơn. Như vậy có thể gây tức giân hơn. Khi chúng ta khó bĩnh tình, động tác hít thở nên theo nhịp như thế này: 1, 2, 3 hít vào, sau đó 3,2,1 thở ra, hãy nhớ thở ra nhiều một chút.
Trả lời chậm một chút
Khi gặp vấn đề, đừng nên vội trả lời, hãy dừng lại nghĩ một chút mới trả lời. Như vậy chúng ta sẽ không mắc sai lầm hoặc cáu giận. Có thể bỏ qua hành vi nào đó của trẻ.
Xem lại bản thân
Có thể việc trẻ làm không xấu nhưng chúng ta lại ngăn chặn, cản trở trẻ. Ví dụ, con tôi muốn tự ăn cơm nhưng bà nội lại thích đút cho cháu, cháu phản kháng và nhất định không chịu ăn. Vấn đề ở đây chính là bà nội. Vì vậy, cần tìm hiểm rõ nguyên nhân để biết vấn đề nằm ở đâu, từ đó mới đưa ra cách giải quyết hữu ích.
Rời đi, để bình tĩnh lại
Nếu chúng ta cảm thấy thực sự bị trẻ làm cho tức giận, hãy nghiến chặt hàm răng lại hoặc cắn vào môi của mình, hoặc ra khỏi chỗ khác. Cố gắng không áp dụng cách xả tức giận để bắt trẻ có cách nghĩ giống chúng ta.
Luyện thiền định
Để bản thân được bình tĩnh, hãy dạy dỗ ít mà nên lắng nghe nhiều. Một phụ huynh bình tĩnh không phải là tự mình hay bỗng chốc mà có, mà cần dành thời gian dài để luyện tập. Vì vậy, ngoài các phương pháp nhanh chóng bình tĩnh ra, chúng ta còn cần thường xuyên luyện tập thiền định. Đa phần nghiên cứu chứng tỏ, tập luyện thiền định, ngồi thiền trong tĩnh lặng, sẽ giúp chúng ta kiểm soát bản thân rất tốt.
Theo Mecon.vn
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua