Kỳ lạ em bé không mũi, mọc 2 lỗ thở như vòi bạch tuộc
[mecloud]SThU72Smcb[/mecloud]
Bé trai có tên Angelito vừa được chào đời tại thành phố Chimbote (Peru), tuy nhiên khác với những đứa trẻ bình thường khác, Angelito lại sở hữu đến 4 lỗ mũi trên gương mặt của mình.
Cậu bé đã được chuyển từ nhà tại khu vực Nuevo Chimbote đến bệnh viện del Nino ở thủ đô Lima, cách quê nhà 482 km, chờ phẫu thuật điều trị để có một chiếc mũi bình thường. Cô Lorena Rodriguez Zavaleta, 20 tuổi, mẹ Angelito, cùng chồng liên tục ở cạnh giường chăm sóc con trai nhỏ.
Sức khỏe bé Angelito đang trong tình trạng ổn định chờ điều trị. Ảnh: CEN
Mặc dù tình trạng sức khỏe ổn định, cậu bé Angelito vẫn phải chuyển đến bệnh viện lớn hơn ở thủ đô Lima của Peru để được phẫu thuật nhằm điều trị dị tật của mình và giúp cậu bé có được một chiếc mũi bình thường. Ngoài ra, cậu bé cũng cần phải trải qua những xét nghiệm khác trong tương lai để kiểm tra xem chứng rối loạn di truyền hiếm gặp này có ảnh hưởng nào khác đến cơ thể và sức khỏe trong tương lai hay không.
Hai lỗ mũi khác thường xuất hiện trên 2 lỗ mũi chính ở gương mặt cậu bé. Ảnh: CEN
Các bác sĩ cho hay, dị tật bất thường này là hệ quả của loại biến dạng di truyền hiếm gọi là Hội chứng Patau, chỉ xảy ra 1/15.000 ca sinh nở.
Ông Valentin Fernandez, người đứng đầu chính quyền quận Nuevo Chimbote tại Lima, đã tặng quà cho cha mẹ bé Angelito gồm tã lót, sữa và tiền để trang trải khi ở lại thủ đô chờ điều trị cho con trai.
Người mắc hội chứng Patau có những đặc điểm chung như: Nhiều ngón, dị tật thần kinh, bộ mặt bất thường, sứt môi, hở hàm ếch, dị tật tim, dị tật thận… Hội chứng Patau gây các dị tật tim và thần kinh nặng nên trẻ rất khó có thể sống được sau vài tháng sau sinh. Tỷ lệ mắc hội chứng Patau chiếm 1/10.000-1/20.000, tuy nhiên khó thống kê chính xác do thai nhi thường chết trước khi sinh. Trẻ có khuôn mặt điển hình với tật khe hở môi hàm, mắt nhỏ, thừa ngón sau trục (post axis) (thừa ngón út). Dị tật của hệ thần kinh trung ương được gặp phổ biến, đôi khi có thể gặp tình trạng bất sản da đầu vùng chẩm sau. 90% trẻ này chết trong năm đầu sau sinh. Trẻ bị tật này nếu sống tới tuổi thiếu nhi thường bị chậm phát triển nặng. |
Minh Sang (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
>> Video đang được xem nhiều nhất:
[mecloud]A3QAprctaW[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua