Kỳ quái những nghi lễ sinh nở trên thế giới
Sinh con là một sự kiện đặc biệt trong cuộc đời mỗi người phụ nữ và với gia đình của họ, chính vì vậy việc áp dụng những nghi lễ truyền thống đối với sản phụ và đứa trẻ khi chào đời là rất quan trọng. Mặc dù có những nghi lễ có thể đã quá cổ hũ và không có tính khoa học nhưng tất cả đều được thực hiện với hy vọng sẽ tốt nhất cho sinh linh mới ra đời.
Điều đáng nói là ở mỗi quốc gia lại có những nghi lễ khác nhau do sự khác biệt trong tập quán sinh hoạt hoặc văn hóa truyền thống. Cùng đi tìm hiểu nhữn nghi lễ đặc biệt này.
Mexico: Dùng khăn rebozo hỗ trợ sinh sản
Rebozo là một chiếc khăn truyền thống của Mexico, được dệt từ 4-5 nguyên liệu có sẵn ở đất nước này. Vì là chiếc khăn truyền thống nên người ta cũng sử dụng nó trong quá trình sinh nở. Phụ nữ nước này thường dùng khăn rebozo để giúp hỗ trợ trọng lượng trong cơ chuyển dạ bằng cách bám chặt hai tay vào chiếc khăn này được treo trên cao. Họ cho rằng cách làm này sẽ giúp các cơ xương chậu được thư giãn và giúp quá trình sinh nở nhanh chóng hơn.
Tây Phi: Phụ nữ đau đẻ không được la hét
Ở đất nước Tây Phi đã có một thời ban bố lệnh cấm sản phụ khi sinh nở được la hét và phải giữ tiếng ồn ở mức tối thiểu. La hét và kêu gào quá lớn được cho là sẽ thu hút sự chú ý của linh hồn quỷ dữ. Vì vậy chị em được khuyên càng im lặng trong khi đau đẻ càng tốt.
(Ảnh minh họa)
Inuit: Sinh con không cần đến bệnh viện
Khi có dấu hiệu sinh nở, bà bầu ở Inuit chỉ cần đến gọi bà đỡ, thế là xong. Bà đỡ là những người trong làng có kinh nghiệm sau nhiều lần đỡ đẻ. Các sản phụ ở đây thường không có khái niệm đến bệnh viện sinh con, tuy nhiên quan điểm này đang dần được xóa bỏ vì tính an toàn cho tính mạng mẹ bầu và em bé.
Bộ lạc Comanche: Phụ nữ đau đẻ phải ngồi xổm trên đá nóng
Bộ lạc Comanche hiện đang có trụ sở tại Oklahoma. Theo truyền thống, sản phụ ở đây khi có dấu hiệu đau đẻ sẽ được ngồi xổm trên đá nóng, sẽ giúp giảm đau. Nhiều quan nệm cũng cho rằng cách làm này sẽ giúp cổ tử cung đóng lại nhanh chóng sau sinh nở.
Pakistan: Phải ra khỏi nhà để sinh con
Những bà mẹ Kalash ở Pakistan theo truyền thống khi sinh con thường phải ra khỏi nhà. Lý do là vì văn hoá ở đây xem các bà mẹ khi mang nặng đẻ đau là sự vấy bẩn. Do đó, các bà mẹ phải sinh con trong một ngôi nhà hẻo lánh đặc biệt có tên Bashleni.
Điều này giúp cho người đàn ông tránh xa được các chất lỏng uế và không khí chung nơi sinh nở vì sợ gây ô nhiễm đến mình. Ngay cả những người phụ nữ cho dù trong quá khứ đã trải qua hay tương lai sẽ đến lượt mình thì họ cũng không muốn vào ngôi nhà Bashleni này. Những người duy nhất có thể vào nhà để giúp họ là phụ nữ đang có kinh nguyệt bởi vì họ cũng không được “sạch sẽ” ở giai đoạn này.
(Ảnh minh họa)
Ấn Độ: Nhúng ngón chân vào cốc nước rồi uống khi đau đẻ
Ở Bihar, Ấn Độ lại có một phong tục vô cùng cổ hủ. Khi sản phụ đau đẻ quá lâu mà không thể sinh con, họ phải uống cốc nước mà đã nhúng ngón chân mình vào đó.
Hà Lan: Sinh con tại nhà rất phổ biến
Có khoảng 20% các ca sinh nở ở đất nước này theo phương pháp sinh con tại nhà. Thậm chí các chuyên gia khoa sản còn phải đến từng nhà để động viên sản phụ đến bệnh viện sinh nở để tăng tính an toàn.
Hàn Quốc: Chồng luôn ở bên vợ khi sinh con
Ở Hàn Quốc có một truyền thống rất đẹp đó là người chồng luôn ở bên cạnh vợ khi sinh nở chứ không tụ tập với các thành viên khác trong gia đình đứng ở bên ngoài để chờ đợi.
Jamaica: Nhau thai được chôn cẩn thận
Hầu hết tất cả các ca sinh nở ở Jamaica, nhau thai và dây rốn sẽ được giữ cẩn thận và chôn sâu dưới lòng đất. Sau đó người nhà sẽ đánh dấu bằng cách trồng một cây nhỏ trên khu đất đó. Trẻ sau này lớn lên sẽ được dạy về nguồn gốc của mình và phải có nhiệm vụ chăm sóc cây này.
Ai Cập cổ đại: Dùng máu kinh nguyệt thoa lên da trẻ sơ sinh
Ở Ai Cập cổ đại, máu trong kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được coi là một loại thuốc quý. Sau khi một đứa trẻ ra đời, máu này sẽ được thoa lên da em bé để bảo vệ khỏi những linh hồn xấu.
Theo eva.vn
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua