Làm gì để khích lệ một đứa con nhút nhát?
Cố gắng hiểu con
Chìa khóa đầu tiên để giúp con bạn vượt qua trở ngại nhút nhát là hiểu những gì đang thực sự xảy ra. Có nhiều kiểu nhút nhát khác nhau và một khi hiểu được con bạn đang mắc kiểu nhút nhát nào thì cha mẹ hoàn toàn có thể hướng chúng tới những hoạt động xã hội lành mạnh hơn.
Có 3 kiểu nhút nhát phổ biến:
- Nhút nhát chưa trưởng thành (rụt rè trong các tình huống xã hội hoặc thấy khó chịu khi tiếp cận những đứa trẻ khác).
- Nhút nhát dễ chịu (kiểu nhút nhát thường được các bạn đồng trang lứa ưa thích và chấp nhận nhưng trẻ sở hữu kiểu nhút nhát này hay thu mình, đứng bên lề, trừ khi được người khác tiếp cận).
- Nhút nhát gây hấn (thường hung hăng khi phải tương tác với người khác, theo một cách thù địch hoặc tức giận, dễ bị bắt nạt và bị bạn bè đồng trang lứa tẩy chay).
Tác động tích cực
Thay vì liên tục thúc ép con ra khỏi vùng thoải mái của mình thì hãy khuyến khích những tương tác xã hội mang tới tác động tích cực.
Ví dụ, hãy khen ngợi mỗi khi bé có sự tương tác với người khác, ngay cả hành động đơn giản như nở nụ cười. Bạn cũng có thể trở thành "kiểu mẫu lành mạnh" cho con bắt trước.
Đóng kịch
Sợ hãi và khó chịu thường là gốc rễ của nhút nhát. Bạn có thể giúp con phát triển sự tự tin bằng cách thực hành các kịch bản xã hội và đóng vai trong một môi trường an toàn.
Hãy dạy con bạn cách giao tiếp bằng mắt và nói chuyện với người khác rõ ràng, tự tin.
Tìm một hoạt động con bạn thích
Trẻ có nhiều khả năng thoát ra khỏi vỏ bọc của mình khi tham gia các hoạt động mà bé thấy thú vị. Tìm hiểu sở thích của con và xem xét đăng ký cho con vào một lớp học ngoại khóa hoặc hoạt động phù hợp với sở thích đó.
Khi trẻ vui chơi, chúng có thể trở nên cởi mở và nói chuyện với người khác nhiều hơn.
Cung cấp cơ hội tương tác một - một
Trẻ nhút nhát thường làm tốt hơn trong các tình huống một đối một. Nếu con bạn thích chơi gì đó hãy cân nhắc sắp xếp một buổi đi chơi một - một với một đứa trẻ nào khác trong khu phố.
Không bao giờ ép buộc
Không được phép trở nên thiếu kiên nhẫn hoặc cố gắng ép buộc con tương tác với người khác khi trẻ chưa sẵn sàng. Làm như vậy có thể gây hại nhiều hơn là lợi. Thay vào đó, hãy tạo ra nhiều sự thoải mái và nỗ lực, tác động bền bỉ không ngừng.
Cẩn thận lời nói, hành động của bản thân
Trẻ rất giỏi thu nhận các tín hiệu bằng lời nói và hành động của người lớn. Nếu bạn lo lắng về tình trạng nhút nhát của con, có thể bé cũng sẽ cảm nhận được điều đó. Vì vậy hãy tập trung thư giãn, bình tĩnh và kiểm soát bản thân.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
3 việc mà bố mẹ cần làm ngay nếu phát hiện trẻ càng lớn càng trở nên nhút nhát
- 10 cách thực tế giúp bé nhút nhát trở nên tự tin hơn
- Những điều bố mẹ hay làm khiến con tự ti, nhút nhát
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua