Làm gì khi biết trẻ nói dối
[mecloud]FM5HmfaFEQ[/mecloud]

Vì trẻ sợ bị phạt
Sở thích muốn khám phá mọi thứ sẽ rất dễ khiến trẻ mắc sai lầm. Lo lắng bị bố mẹ mắng trẻ sẽ phải tìm cách nói dối để tránh bị ăn đòn.
Vì bắt chước người lớn
Những cử chỉ, lời nói hay hành động của bố mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự trưởng thành của trẻ. Nhiều khi cha mẹ vì muốn con nghe lời nên đã có những câu nói đối phó. Ví dụ như “Con ăn hết bát này rồi mẹ sẽ mua cho con kẹo mút”, nhưng sự thật thì lại không có gì cả. Lâu dần trẻ sẽ học được cách nói dối
Vậy khi biết trẻ nói dối, các bậc cha mẹ nên xử lý như thế nào?
Có một độc giả chia sẻ một câu chuyện thế này.
“Năm 10 tuổi tôi theo bác lên thị trấn và theo học tại một trường tiểu học ngay gần nhà. Từ quê lên thành phố bị bao nhiêu thứ hấp dẫn, tôi bắt đầu ham chơi và lười đọc sách. Ngày học ở trường cũ, tôi toàn đứng vị trí nhất lớp. Nhưng khi chuyển qua trường mới, thành tích của tôi tụt dốc không phanh. Không muốn làm bố mẹ thất vọng nên tôi đã nói dối là xếp vị trí thứ 3 của lớp. Và tất nhiên tôi phải lấy lí do bảng điểm chẳng may bị mất để bố mẹ khỏi nghi ngờ.
Bố mẹ nghe được vui lắm, còn nói: “Cô gái của nhà ta đi đến đâu cũng không thua kém bạn bè”.
Thực sự tôi cảm thấy nói dối vậy cũng không có gì sai vì đã làm bố mẹ yên lòng.
Một hôm tôi vừa về đến nhà thì thấy bố mẹ và bác đang ngồi ở phòng khách. Nhìn thấy tôi, mẹ đứng dậy và kéo tôi vào phòng rồi nói: “Hôm nay mẹ đi gặp cô giáo chủ nhiệm”. Tôi bắt đầu hoang mang.
“Con không phải được vị trí thứ ba, đúng không?”, mẹ đặt tay lên hai bên vai tôi và nói.
Dạy trẻ tự tin vào bản thân và nhận ra rằng nói dối là việc làm không đúng
Tôi xấu hổ cúi gầm mặt xuống không dám nhìn mẹ.
Nhưng mẹ lại không đánh, không mắng, chỉ xoa đầu tôi: “Mẹ biết con cũng vất vả lắm. Con vừa mới chuyển môi trường mới, phải cần thời gian để thích ứng. Mẹ biết con làm vậy vì không muốn bố mẹ lo lắng. Không sao, con cứ cố gắng chăm chỉ là được. Mẹ tin con. Nhưng lần sau không được nói dối mẹ nữa nhé”.
Tôi rất ngạc nhiên vì điều đó. Mẹ còn ôm tôi vào lòng và thì thầm nói: “Đây là bí mật của ba chúng ta. Không có ai được biết cả. Hứa với mẹ là con sẽ chăm chỉ nhé”.
Tôi đã không nói bao giờ nói dối từ sau lần đó. Dần dần thành tích học tập của tôi được cải thiện hơn. Và đúng là bố mẹ đã giữ lời hứa. Cho đến bây giờ hai đứa em tôi vẫn nghĩ rằng nó có một người chị giỏi giang.
Bố mẹ đã dùng tấm lòng để thấu hiểu và chấp nhận thiếu sót của tôi một cách vô điều kiện”.
Các bậc cha mẹ không nên vì thấy con nói dối và nghĩ rằng con cái mình hư hỏng, gán cho trẻ cái biển là “kẻ lừa bịp”. Thực sự việc trẻ nói dối không phải là cố ý muốn làm hại người khác. Bố mẹ nên lắng nghe để biết được lý do trẻ nói dối, chấp nhận lỗi lầm của chúng và nói cho con hiểu nói dối là hành động không đúng. Bố mẹ nên tôn trọng trẻ như một người trưởng thành, luôn làm bạn và học cách tin tưởng con.
Hương Dương (Theo Daliulian)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
>> Video đang được xem nhiều nhất:
[mecloud]gIueSwovF0[/mecloud]
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua