Làm gì khi cần nói “Không” với trẻ mầm non?
Dừng lại và hít một hơi thật sâu
Ông bà ta có câu “Giận quá mất khôn” quả thật rất chí lý. Hầu hết các sai lầm khi dạy con đều xuất phát từ những giây phút nóng giận. Trước khi hét lên giận giữ vì nhóc tì vừa làm gì đó có lỗi, chỉ vài giây hít hơi thật sâu cũng đủ giúp bạn bình tĩnh lại. Hãy nghĩ thật nhanh xem cần nói những gì và tỏ thái độ ra sao trước mặt trẻ thay cho cảm giác tức giận sắp làm bạn mất kiểm soát.
Dùng những câu khác ngoài “Không”
Thay vì nói “Không”, bạn có thể nói “Dơ” nếu thấy con sắp chạm tay vào một con vật hoang hoặc “Nguy hiểm” nếu con chạy xuống lòng đường. Các câu ngắn chỉ một hoặc hai chữ như thế này sẽ có tác dụng tức thì để ngừng trẻ khỏi hành động không phù hợp.
Hướng tới những điều tích cực
Con nít không thích từ “Không” một chút nào cả bởi vì nó đồng nghĩa với việc trẻ không được làm điều trẻ thích. Bên cạnh đó, một từ có ý nghĩa phủ định hoàn toàn như thế này cũng dễ tạo cảm giác tiêu cực cho trẻ rằng bố mẹ không còn yêu thương con nên mới không chiều ý con. Đó là lý do vì sao mỗi khi la mắng trẻ một điều gì đó, bố mẹ nên cố gắng nhắc lại những hành động tốt trước đây của trẻ như một tấm gương thay vì đào bới những sai lầm đã cũ.
Tận dụng sức mạnh của ánh mắt
Đứa cháu không chịu ăn hết cơm, quay sang bà ngoại “cầu cứu”, thế là bà bảo mẹ: “Thôi ăn nhiêu đó đủ rồi. Cho nó đi ngủ đi.” nhưng mẹ lừ mắt một cái là cậu con lại ngoan ngoãn xúc cơm. Các mẹ có thấy cảnh tượng này rất quen thuộc ở thế hệ trước hay không? Đây chính là cái uy mà ngày nay nhiều khi vì quá chiều chuộng con mà bố mẹ vô tình đánh mất.
Nói “Không” như thế nào cũng là một nghệ thuật trong việc dạy con ngoan
Thể hiện sự thấu hiểu
Thay vì chỉ nói: “Con không được ăn kẹo buổi tối.” thì bạn hoàn toàn có thể cho con thấy mẹ hiểu và đồng cảm với nhu cầu của con như thế nào: “Mẹ biết con thích ăn kẹo lắm nhưng ăn kẹo buổi tối sẽ bị nhức răng đấy. Để dành sáng mai hãy ăn, con nhé.”
Để làm gì và không để làm gì?
Dùng những câu ngắn và đơn giản để giải thích cho con hiểu tại sao hành động của con lại không được cho phép. Mẹ có thể nói: “Đồ ăn là để ăn, không phải để ném.” hoặc: “Đồ chơi là để chơi, không phải để cắn.”
Đưa ra những lựa chọn thay thế
Để con quên đi việc vừa bị ngăn cấm một điều gì đó, hãy cho con những thứ khác thay thế như: “Con không được chơi dao nhưng con có thể chơi bóng hoặc mô hình, con thích cái nào nhỉ?” hoặc: “Không được chạy xuống đường nhé. Con thích đi bên phải hay bên trái của mẹ nào?”
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho “ngày đầu tiên đi học” mầm non của con
- 11 nguyên tắc vàng dạy con lứa tuổi mầm non, tiểu học
- Trẻ có thể ở nhà một mình an toàn ở độ tuổi nào?
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua