Làm rõ vụ trẻ sơ sinh chết não sau sinh tại BVĐK Phúc Thọ
Cụ thể, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Hà Nội phải yêu cầu Bệnh viện Đa khoa huyện Phúc Thọ rà soát lại việc tuân thủ các quy trình dịch vụ chuyên môn kỹ thuật trong việc theo dõi, chăm sóc và ngay sau khi sinh của trường hợp người mẹ mất con.
Đồng thời Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế cần gặp gỡ, chia sẻ, động viên và thông tin trung thực, chính xác tới gia đình sản phụ và tới các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó khẩn trương họp hội đồng chuyên môn cấp thành phố đánh giá về quá trình tiếp đón, theo dõi, chăm sóc và xử trí của Bệnh viện Đa khoa huyện Phúc Thọ. Nếu có sai phạm về chuyên môn, xử lý nghiêm tập thể, cá nhân vi phạm.
Trước đó, thông tin vụ việc bé sơ sinh của sản phụ Nguyễn Thị Hồng (19 tuổi, ở Võng Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội) vừa sinh ra đã bị chết não. Ông Nguyễn Duy Chinh (49 tuổi, bố sản phụ Hồng) cho biết, khoảng 4h30 sáng ngày 23/1, con gái ông đang mang thai được gần 39 tuần thì có dấu hiệu chuyển dạ và được gia đình đưa vào Bệnh viện Phúc Thọ để sinh con.
Khi vào viện, sản phụ Hồng đã bị vỡ ối, tử cung mở 4 phân và được đưa thẳng vào phòng đẻ. Tại đây, sản phụ Hồng được các bác sĩ cho biết, cả mẹ và con vẫn hoàn toàn bình thường và được theo dõi bằng máy monitor.
Do chị Hồng sinh con đầu lòng, thể trạng yếu (cao khoảng 1,4m, nặng 42kg) nên gia đình đề nghị bệnh viện cho mổ đẻ. Tuy nhiên, phía bệnh viện cho rằng chị Hồng sinh thường được nên tiếp tục để theo dõi. Sau khoảng hơn 6 tiếng theo dõi trong phòng đẻ, đến 12h30 phút cùng ngày chị Hồng đã sinh thường, cháu bé chào đời nặng 3,2kg.
Tuy nhiên, khi em bé vừa ra khỏi bụng mẹ sau quá trình chuyển dạ hơn 7 giờ đồng hồ (từ thời điểm sản phụ vỡ ối) đã không còn dấu hiệu của sự sống, các bác sĩ phải sử dụng biện pháp hồi sức rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu.
Sau 3 ngày theo dõi, các bác sĩ cho biết em bé đã bị chết não, không thể cứu sống được. Phía gia đình cho rằng nguyên nhân khiến em bé sơ sinh tử vong là do bệnh viện tắc trách, còn đại diện lãnh đạo Bệnh viện đã xác nhận sự việc và cho biết đây là tai biến sản khoa không mong muốn còn nguyên nhân chính xác thì vẫn chưa thể trả lời.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Những bản nhạc cho trẻ sơ sinh từ 1-12 tháng tuổi
- Nhạc dành cho trẻ sơ sinh ngủ ngon, thông minh
- Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh năm 2019 của Bộ Y tế
- Phát hiện 7 dấu hiệu bất thường này ở trẻ sơ sinh, bố mẹ phải đưa bé đi khám ngay
- 4 chuyện trẻ sơ sinh sợ nhất mà mẹ vẫn hay làm
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua