Làm sao để không bị 'dương tính giả' khi tự test nhanh tại nhà: 2 yếu tố quan trọng, ai cũng nên biết
Nhiều trường hợp test nhanh tại nhà có kết quả dương tính giả. Vậy làm sao để tránh 'dương tính giả' khi tự làm test nhanh COVID-19 tại nhà?
Cách phân biệt 'dương tính giả' khi tự test nhanh tại nhà:
Lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 (còn gọi là test nhanh COVID-19) có ưu điểm là thuận tiện, cho kết quả nhanh 15-30 phút. Ngoài ra, việc lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại nhà giúp đảm bảo nguồn lực y tế, đảm bảo an toàn trong quá trình test diện rộng.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp test nhanh tại nhà có kết quả dương tính giả.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, điều quan trọng khi thực hiện test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 là bạn phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và lựa chọn loại test nhanh được cấp phép bởi các cơ quan y tế.
Người dùng kit test cần chú ý đến khung thời gian đọc kết quả. Thời gian đọc xét nghiệm có thể khác nhau giữa các loại kit xét nghiệm nhanh. Cần đọc kết quả xét nghiệm trong khung thời gian quy định của bộ kit test bạn sử dụng, nếu hai vạch xuất hiện sau khung thời gian đó, rất có thể là dương tính giả.
Ngoài ra, còn có các yếu tố khác gây tác động đến kết quả dương tính giả bao gồm: vị trí lấy mẫu, điều kiện bảo quản mẫu bệnh phẩm, thời gian từ lúc bệnh khởi phát đến khi lấy mẫu, người bệnh có triệu chứng hay không triệu chứng và nồng độ virus trong mẫu bệnh phẩm ảnh hưởng đến độ nhạy của xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19.
4 việc cần làm để tránh dương tính giả khi test nhanh COVID-19:
Để giảm nguy cơ dương tính giả, bạn cần phải làm những điều sau trước khi thực hiện test nhanh COVID-19:
1. Rửa tay thật sạch.
2. Xì mũi, tránh để mũi có quá nhiều dịch mũi.
3. Tránh ăn hoặc uống một thời gian ngắn trước đó.
4. Làm đúng theo hướng dẫn được ghi trên bao bì của bộ test nhanh.
Kết quả test nhanh có thể cho kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả, do đó nếu xét nghiệm có kết quả âm tính, người dân cũng không được chủ quan. Nếu xét nghiệm dương tính, người dân phải bình tĩnh báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất.
Ngoài ra, sau khi hoàn thành việc lấy mẫu, xét nghiệm và đọc kết quả, cần cho tất cả vật dụng đã sử dụng vào trong túi và dán kín lại. Tránh vứt những dụng cụ xét nghiệm này trực tiếp vào thùng rác sinh hoạt của gia đình; Chú ý vệ sinh, khử khuẩn tay các bề mặt liên quan theo đúng quy định.
Cơ thể có 3 bộ phận rất dễ tổn thương vào mùa hè: Đây là lời khuyên mà ai cũng cần
Nóng: Bộ Y tế khuyến cáo 6 biện pháp phòng chống bệnh đầu mùa khỉ
Phụ nữ sau 30t nhanh già: Chăm ăn 6 loại rau củ này để tăng collagen, da hồng hào, không nếp nhăn
Loại quả Việt được người Nhật ưa chuộng vì đẹp da, bổ thận: 4 đối tượng phải tránh
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua