Dòng sự kiện:

Làm sao khi trẻ tỏ ra lạnh lùng, thiếu tình cảm?

20:15 26/07/2015
Để giảm bớt thái độ lạnh nhạt của trẻ cần bắt đầu từ những việc nhỏ và gần gũi nhất.

Vì sao trẻ có tính ích kỷ, lạnh nhạt?

“Ở lớp học bạn cùng bàn bỗng nhiên nằm sấp xuống bàn, tôi…”.

“Bố đi công tác về, Minh…”

“Khó khăn lớn nhất của người hàng xóm là…”

“Mẹ đang không có việc làm, phải chờ việc ở nhà, tôi…”.

Một cơ quan giáo dục đã dùng những câu hỏi trên để điều tra 100 học sinh tiểu học, yêu cầu các em hoàn thành vào chỗ trống các câu trên. Kết quả cho thấy với câu thứ nhất chỉ 20% trẻ trả lời rằng: “Bạn cùng bàn nằm sấp xuống bàn, bạn ấy chắc chắn bị ốm rồi, tôi cần hỏi thăm bạn ấy ngay”.

Câu thứ 2 lại chỉ có 10 % trẻ cho rằng: “Minh liền hỏi: Bố có mệt không? Bố hãy nghỉ đi một lát”.

Cũng chỉ có 10% trẻ nói ra được khó khăn của người hàng xóm. Với câu thứ 4, chỉ 15% trẻ hiểu được tâm trạng thất nghiệp của mẹ.

Tuy phạm vi điều tra không rộng, kết quả điều tra không có ý nghĩa tuyệt đối nhưng ở mức độ nào đó đã cho thấy sự lạnh nhạt, ích kỷ tồn tại khá phổ biến ở trẻ cấp tiểu học, trung học.

Khơi dậy lòng yêu thương ở trẻ

Để giảm bớt thái độ lạnh nhạt của trẻ cần bắt đầu từ những việc nhỏ và gần gũi nhất. Ví dụ dạy trẻ thói quen chào hỏi bố mẹ, luôn tươi cười với bạn bè và có ý thức làm những việc có ích vì tấp thể. Có như vậy trẻ sẽ cảm nhận được đầy đủ niềm vui khi được trao tình yêu thương cho người khác và nhận lại tình cảm ấy.

Cha mẹ cần hết sức cảnh giác về sự hình thành và chiều hướng gia tăng suy nghĩ lạnh nhạt ở trẻ.

Cùng trẻ tham gia các hoạt động từ thiện, công ích để trẻ cảm nhận được hơi ấm của tình người, thấy được trách nhiệm với cộng đồng.

Khích lệ những việc làm của trẻ. Ví dụ khi trẻ nâng chiếc xe bị đổ giúp người đi đường, quyên sách tặng bạn nghèo… Nếu được khích lệ kịp thời thì trẻ sẽ ngày càng phát triển tình yêu thương và giảm thiểu những suy nghĩ vô cảm.

Bồi dưỡng một tâm hồn đồng cảm, biết đứng trên lập trường, suy nghĩ của người khác để suy xét vấn đề và thể nghiệp tình cảm. Cha mẹ có thể cho con đóng vai “Nếu tôi là…” để trẻ dễ dàng cảm nhận và thông cảm với người khác.

Tường Vy

Nguồn: Người đưa tin