Lần đầu tiên Việt Nam thực hiện can thiệp cho thai nhi mắc bệnh từ trong bụng mẹ
Lâu nay, truyền thông vẫn thường nhắc đến những ca can thiệp cho trẻ sơ sinh nhỏ tuổi nhất, với nhiều bệnh lý phức tạp.
Tuy nhiên, mọi thứ tới đây sẽ thay đổi khi các bác sĩ chuẩn bị tiến hành can thiệp cho thai nhi nếu phát hiện ra bệnh từ trong bào thai.
PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, ca can thiệp đầu tiên sẽ được thực hiện ngay trong năm 2018. Đây cũng là bệnh viện đầu tiên thực hiện được kỹ thuật này.
Được biết, đây là đề án khoa học cấp nhà nước và đã được phê duyệt với tên gọi Đề án Y học bào thai. "Tính đến thời điểm này, viện đã chuẩn bị đầy đủ phòng mổ, trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại và nhân sự để thực hiện để án này", PGS Ánh chia sẻ.
Theo PGS Ánh, những trường hợp bào thai bị ứ nước trong não, phổi, tim nếu không được can thiệp dẫn lưu… sẽ làm teo não, teo phổi, chèn tim gây ra thiếu máu và bào thai sẽ tử vong ngay trong bụng mẹ.
Hoặc trong những trường hợp bào thai sinh đôi lại bị truyền máu cho nhau. Nếu không can thiệp kịp thời, đốt laze chặn đường truyền, thì một bào thai sẽ thừa máu, phù thũng, suy tim, một bào thai bị mất máu và tử vong.
Do đó, kỹ thuật mới này được coi là kỹ thuật tiên tiến, can thiệp kịp thời các bệnh lý cho các bào thai có tuổi thai từ 22 đến 26 tuần.
Sau tuần 26, các bác sĩ sẽ theo dõi bào thai để xử trí những tổn thương cho thai nhi khi chào đời.
Ông Ánh cho rằng, việc thực hiện can thiệp này không chỉ là áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cứu người, mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, khi nhiều cặp vợ chồng đang gặp khó khăn trong việc sinh con.
"Nhiều gia đình gặp khó khăn trong việc có con, họ có thể chỉ sinh được 1 lần, có thể phải làm thụ tinh trong ống nghiệm, hoặc mất nhiều thời gian để có con.
Nhưng không may thai nhi mắc bệnh từ trong bụng mẹ, khi đó nếu không can thiệp thì đứa trẻ sẽ không kịp chào đời", ông Ánh phân tích.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Công nghệ in 3D giúp bố mẹ có được mô hình của thai nhi
- 9 món có thể gây sảy thai và dị tật thai nhi
- Lý do tại sao mẹ bầu nào cũng phải quan tâm tới chiều dài xương mũi của thai nhi
- Lý do mẹ bầu được khuyên nên nói chuyện nhiều với thai nhi
- Ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ, dấu hiệu tốt cho thai nhi
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua