Lặng người trước những đứa trẻ tị nạn chịu cảnh đời tảo hôn
Ở đâu đó trên hành tinh này, trẻ em vẫn luôn phải đối mặt với những khổ đau, khó khăn. Tưởng chừng như những niềm đau đó chỉ xảy đến với trẻ em tại các quốc gia châu Phi hay đâu đó nơi nông thôn châu Á, nhưng ở ngay giữa châu Âu, những đứa trẻ tị nạn cũng phải chịu không ít thiệt thòi, không được hưởng trọn tuổi thơ như bao bạn bè khác.
Mới đây, hơn 100 bé gái tại Ireland đã cùng xuất hiện trong đoạn video với thông điệp đầy sức mạnh và lay động lòng người về hoàn cảnh sống của những người tị nạn. Các bé gái xuất hiện trong thử thách mannequin trên phố South King, Dublin, Ireland. Và những nhân vật được khắc họa không ai khác chính là đám trẻ tị nạn, những em gái sớm phải trở thành các cô dâu trẻ khi còn rất nhỏ.
Đoạn video được sản xuất bởi tổ chức nhân quyền trẻ em Plan International Ireland. Khi những giây đầu tiên của thước phim chạy, người xem có thể hiểu ra phần nào nội dung câu chuyện: những cô bé xuất hiện với những người đàn ông đi theo, tượng trưng cho số phận của các bé gái tị nạn, một cô bé nhặt quyển sách đánh rơi như chút hy vọng nhỏ nhoi vào nền giáo dục; xa xa là một em nhỏ khác khuôn mặt tím bầm, run rẩy sợ hãi trước đám bạn đang la hét, chửi bới mình. Xen giữa đoạn phim là một thông điệp:
"Là người tị nạn, các bé gái trở thành nạn nhân của bạo lực, tảo hôn và bị tước đoạt quyền được đến trường. Các bé gái tị nạn thường trở nên vô hình và không có tiếng nói".
Những bé gái bị ép phải kết hôn khi tuổi đời còn quá nhỏ.
Tại các trại tị nạn Jordan, Li Băng hay Thổ Nhĩ Kỳ, các bé gái thường bị ép gả cưới sớm khi đấy là cách duy nhất để các gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo hay bị lạm dụng tình dục, một bản báo cáo cho biết. Đấy chính là một "sản phẩm", ra đời từ hoàn cảnh sống ngặt nghèo, chiến tranh liên miên mà vô tình đẩy lũ trẻ vào niềm đau của cuộc sống từ khi còn rất trẻ.
Theo Quỹ dân số của Liên Hiệp Quốc, tảo hôn là hành động vi phạm nhân quyền. Dù có những điều luật chống lại nó, việc kết hôn với trẻ nhỏ vẫn diễn ra tại nhiều nơi, một phần vì sự nghèo đói và bất bình đẳng giới.
Cuộc sống của những người tị nạn vốn đã khốn khó khi không chốn dung thân, lũ trẻ lại càng bất hạnh khi tuổi thơ mới chớm những năm tháng tinh khôi nhất đã bị kéo theo vòng xoáy của đau khổ, tảo hôn, bạo hành, nghèo đói... và rất nhiều nỗi đau khôn nguôi khác.
Các em phải đối mặt với bạo hành, tổn thương cả thể xác và tinh thần.
Tại các quốc gia đang phát triển, thống kê cho thấy cứ 3 bé gái thì có 1 em phải kết hôn trước khi đủ 18 tuổi. Cứ 9 bé gái thì có 1 em kết hôn dưới 15 tuổi. Kết hôn khi chưa đủ tuổi vị thành niên ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của các em, cũng như kìm kẹp tương lai của lũ trẻ. Mang thai và kết hôn khi vẫn còn trong độ tuổi đến trường khiến các bé gái phải bỏ dở cuộc sống của mình. Hệ lụy kéo theo là nhiều ca tử vong của trẻ em tại các quốc gia đang phát triển.
Hiện tại, có hơn 65 triệu người đang bị đẩy ra khỏi cuộc sống của mình và hơn 21,3 triệu người tị nạn trên toàn thế giới. Cứ mỗi ngày trôi qua, hơn 30.000 bị ép phải rời nhà và quê hương vì chiến tranh và xung đột, theo số liệu từ Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn.
Được biết, có khoảng 10 quốc gia đang nhận hơn một nửa số người tị nạn trên thế giới. Tuy nhiên, những nỗ lực đó là chưa đủ khi người tị nạn vẫn phải đối mặt với bạo lực, đặc biệt là trẻ em. Các bé gái bị tước đoạt giáo dục, tương lai và kinh khủng hơn, là hy vọng.
Tại các quốc gia đang phát triển, thống kê cho thấy cứ 3 bé gái thì có 1 em phải kết hôn trước khi đủ 18 tuổi. Cứ 9 bé gái thì có 1 em kết hôn dưới 15 tuổi. Kết hôn khi chưa đủ tuổi vị thành niên ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của các em, cũng như kìm kẹp tương lai của lũ trẻ. Mang thai và kết hôn khi vẫn còn trong độ tuổi đến trường khiến các bé gái phải bỏ dở cuộc sống của mình. Hệ lụy kéo theo là nhiều ca tử vong của trẻ em tại các quốc gia đang phát triển.
Hiện tại, có hơn 65 triệu người đang bị đẩy ra khỏi cuộc sống của mình và hơn 21,3 triệu người tị nạn trên toàn thế giới. Cứ mỗi ngày trôi qua, hơn 30.000 bị ép phải rời nhà và quê hương vì chiến tranh và xung đột, theo số liệu từ Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn.
Được biết, có khoảng 10 quốc gia đang nhận hơn một nửa số người tị nạn trên thế giới. Tuy nhiên, những nỗ lực đó là chưa đủ khi người tị nạn vẫn phải đối mặt với bạo lực, đặc biệt là trẻ em. Các bé gái bị tước đoạt giáo dục, tương lai và kinh khủng hơn, là hy vọng.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Gửi thư tới Chủ tịch nước về vụ xâm hại trẻ em ở Vũng Tàu
- Người Mỹ và Trung Quốc có điểm gì khác biệt trong cách dạy dỗ trẻ em?
- Triệu tập người quay clip “bắt cóc trẻ em” gây hoang mang dư luận
- Phim nhiều cảnh bạo lực, 'mát mẻ' đem chiếu cho trẻ em
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua