Lo cháu nội sinh vào 'tháng cô hồn', mẹ chồng bắt con dâu mổ sớm
Quyết sinh non để tránh tháng cô hồn
Bố mẹ chồng chị Nguyễn Thị Dơn (ở Hà Nội) đều là cán bộ về hưu, tính tình dễ chịu nên chị không thấy áp lực khi phải chịu cảnh sống chung với gia đình chồng. Hai năm về làm dâu, chị chưa hề có xích mích gì to tát giữa mẹ chồng nàng dâu. Vậy nhưng, chỉ vì tính bà Minh - mẹ chồng kiêng kỵ nhiều thứ mà đã khiến mẹ con lục đục. Mẹ chồng chị lúc nào cũng nghĩ tháng 7 là tháng xui xẻo.
Chị Dơn kể, vào tuần cuối của tháng 6 Âm lịch, sau khi chị đi khám thai về với kết quả thai 37 tuần, em bé cân nặng 3kg, mẹ chồng chị khuyên đến viện để đăng kí mổ đẻ tránh những bất chắc không đáng có. Lúc đầu, chị Dơn nghĩ mẹ chồng lo lắng thái quá nên mới nói vậy. Thế nhưng, khi thấy bà liên hệ với bác sĩ nhờ sắp xếp để có thể mổ vào một ngày sớm nhất, chị mới tá hỏa.
“Tôi nói với mẹ chồng, em bé cần sinh đủ ngày, đủ tháng mới khỏe mạnh, trừ trường hợp bất đắc dĩ người ta mới phải mổ lấy sớm. Mẹ chồng tôi cứ khăng khăng cho là kinh nghiệm từ bà là đúng, bởi khi sinh chồng tôi và chị chồng đều ở 36 tuần thế mà vẫn lớn, khỏe mạnh chẳng mất đồng tiền thuốc nào. Hai mẹ con bất đồng quan điểm, làm không khí trong nhà nặng nề.
Ảnh minh họa
Tối nói chuyện với chồng mới biết nguyên nhân sự lo lắng của bà. Chẳng là sợ cháu sinh đúng vào mùng 1 lại vào tháng “cô hồn” sẽ xấu. Chồng tôi thương mẹ nên động viên tôi chiều bà một lần, vì dù sao con cũng đã đủ cân. Bất đắc dĩ tôi đành nghe theo. Giờ thấy con trai hệ hô hấp và sức đề kháng kém nên hay ốm mà tội. Mẹ chồng tôi thấy cháu vậy còn tỏ ý trách “không bắt mổ đẻ sớm thì con sinh tháng 7 nó còn ốm yếu dặt dẹo nữa”, chị Dơn nói.
Cũng trong tình cảnh trớ trêu vì vướng tháng “cô hồn”, chị Bùi Gia Linh (ở Hải Phòng) than thở, ngay từ đầu tháng 7 Âm lịch, mẹ chồng đã tuyên bố là trong tháng này kiêng mua sắm đồ đạc và không đi lại quá khuya…
Mẹ chồng chị Linh còn không cho mua đồ sơ sinh trong tháng “cô hồn”. Trong khi đó, chị Linh đã bước vào những tháng cuối thai kỳ. Cuối tháng 6 Âm lịch, chị đã định đi mua sắm đồ sơ sinh cho con nhưng mẹ chồng bảo chưa qua 7 tháng không mua vì nếu mua sớm “cháu sẽ ra nhanh”. Hết tháng, chị vừa gọi chồng chở đi mua sắm đồ cho con, mẹ chồng ở trong nhà chạy ra cản rằng vướng tháng “cô hồn”, mua đồ cho em bé là rất kỵ.
“Tôi đi khám bác sĩ nói có nguy cơ sinh non, do có tiền sử sảy thai nên cũng lo. Vợ chồng tôi đi siêu thị thấy đồ của em bé đẹp liền mua trước một ít. Để tránh không bất đồng quan điểm với mẹ chồng, lúc về tôi đã bảo chồng giấu kỹ. Vậy mà bà biết chuyện bắt mang đi trả rồi làm ầm cả nhà. Nghĩ mà buồn”, chị Linh nói.
Nên xem tháng 7 Âm lịch là tháng Vu Lan báo hiếu
Về vấn đề kiêng sinh con trong tháng “cô hồn”, TS Xã hội học Phạm Thị Thúy (Giảng viên Học viện Hành chính quốc gia) cho rằng, với cá nhân bà, tháng 7 Âm lịch không gọi là tháng “cô hồn” mà là tháng Vu Lan. Việc bắt một đứa trẻ ra đời sớm để tránh tháng “cô hồn” theo cách gọi của nhiều người là phi khoa học, thậm chí là hại đứa trẻ. Bởi một ngày ở trong bụng mẹ bằng 3 năm ngoài đời.
Các nhà khoa học y khoa và tâm lý đã chứng minh rằng, có mối liên hệ rất mạnh mẽ những năm, tháng trẻ ở trong bào thai với sự phát triển toàn bộ cuộc đời của trẻ về sau. Nếu như mẹ chưa có dấu hiệu chuyển dạ, tức là đứa trẻ chưa sẵn sàng chào đời mà bắt ra đời bằng sinh mổ là biện pháp vô cùng nguy hiểm cho cơ hội sống còn cũng như cơ hội phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ trong suốt cuộc đời.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, sinh thường, sinh tự nhiên sẽ tốt hơn với các điều kiện bình thường, sức khỏe tốt. Mổ đẻ chỉ nên tiến hành trong những trường hợp bắt buộc, do không thể đẻ thường và có sự chỉ định của bác sĩ. Các thai phụ phải hiểu, nguy cơ việc chọn ngày giờ sinh mổ, nếu thai non quá chưa kịp đến ngày sinh sẽ rất nguy hiểm cho trẻ. Trẻ sinh non tháng ra đời thường gặp các vấn đề về suy hô hấp, nhẹ cân…
Bên cạnh đó, sinh mổ cũng có thể dẫn tới những biến chứng cho thai phụ trong lần mang thai sau. Nhất là, nguy cơ chửa ngoài dạ con, vỡ tử cung ở mẹ, nhau thai bám vào vết mổ cũ… Người mẹ sinh mổ lần đầu, thường lần sinh sau, hầu như đều phải mổ, quá trình mang thai sau cũng phải theo dõi sát sao, căng thẳng hơn.
TS Phạm Thị Thúy cho biết thêm: “Việc chọn ngày, giờ đẹp để “ép sinh” tránh tháng 7 dựa trên lý lẽ mê tín của nhiều người cũng không hợp lý. Đặt giả sử nếu ai tin vào tháng “cô hồn”, ngày đẹp, tháng đẹp để sinh con ra thì phải hiểu nếu đã là số phận thì cần thuận tự nhiên chứ không phải xem ngày giờ cho đứa trẻ ra sớm. Hơn nữa, trẻ sau lớn lên có được tốt hay không, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, môi trường sống, sự giáo dục của gia đình…
Cần phải khẳng định, chưa có một tài liệu chính thống hay nghiên cứu khoa học nào chứng minh, tháng 7 là tháng không may mắn. Có chăng, đó chỉ là quan niệm dân gian. Tháng nào cũng như nhau, nếu chúng ta sống bằng tâm, đức, không lừa lọc, dối trá thì không cần thiết phải lo lắng, sợ hãi. Mọi người cần sáng suốt nhìn nhận, không nên kiêng khem, sinh mê tín bởi những quan niệm này chưa được bất kỳ khoa học nào chứng minh là đúng”.
Đại đức Thích Trí Thịnh - Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng (Hòa Bình) chia sẻ, ai cũng có thể có đức tin của mình song không nên sa đà vào mê tín. Nhiều khi chính sự sa đà quá mức sẽ khiến con người trở nên thiếu sự tỉnh táo, vuột mất cơ hội tốt. Thực tế, ngày xấu hay ngày tốt đến do quan niệm mà ra, hơn nữa Phật đã khuyên rằng, ngày nào cũng là ngày tốt, tháng nào cũng là tháng tốt và không có ngày tháng nào xấu. Chuyện kiêng kỵ trong tháng 7 Âm lịch chỉ là tâm lý và do “thói quen” mà ra.
Dưới góc độ của Phật giáo, tháng 7 không phải là tháng “cô hồn”. Tháng 7 Âm lịch là mùa lễ hội Vu Lan báo ân, báo hiếu. Ngày để mỗi người trong chúng ta có thêm ý thức để trau dồi, làm tăng trưởng thêm tâm hiếu và hạnh hiếu.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Tháng cô hồn: Những ai không nên áp dụng chế độ ăn chay?
- 3 con giáp bất chấp tháng cô hồn vẫn xuất sắc vượt qua, tiền tiêu rủng rỉnh
- Mổ đẻ để tránh tháng cô hồn: Lợi hay hại?
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua