Lỡ lịch tiêm vắc xin Covid-19 do về quê trước khi Hà Nội giãn cách thì có được tiêm bù không?
Nhiều người dân đang thắc mắc, do đã về quê trước thời điểm Hà Nội giãn cách, vậy sau khi lên lại Thủ đô, họ có được tiêm bổ sung hay không?
Lỡ lịch tiêm vắc xin Covid-19 do về quê trước khi Hà Nội giãn cách thì có được tiêm bù không?
Từ tháng 7/2021-tháng 4/2022, Hà Nội sẽ triển khai Chiến dịch tiêm vaccine cho trên 5,1 triệu người. Nếu nguồn cung vaccine bảo đảm, thành phố phấn đấu đạt tối đa 200.000 mũi tiêm/ngày.
Theo TS Trần Thị Nhị Hà - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - ngay từ bây giờ, người dân có thể đăng ký tiêm vaccine COVID-19 theo 2 cách.
Một là, người dân có thể đăng ký theo bản đăng ký giấy tại xã, phường, thị trấn, sau đó cán bộ sẽ nhập các dữ liệu lên "Sổ sức khoẻ điện tử".
Hai là đăng ký online (trực tuyến) trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 hoặc tải ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử" cho điện thoại dùng hệ điều hành Android và iOS. Sau khi xác thực thông tin trên phần mềm, người dân sẽ thấy thông tin về hướng dẫn đăng ký tiêm vaccine.

Tờ Vietnamnet thông tin, người dân Hà Nội đang ở tỉnh ngoài, không thể về tiêm vắc xin thì khi thành phố hết giãn cách, trở về có thể đăng ký tiêm vắc xin.
Cơ quan chức năng sẽ dựa vào phiếu đăng ký đó để sàng lọc đối tượng, phân loại, có người tiêm ở các điểm tiêm thông thường, có người phải tiêm ở bệnh viện. Với người dân trên 65 tuổi, khi đăng ký trực tuyến cần điền thông tin cụ thể vào cột (trên 65 tuổi) trong phiếu.
Tra cứu thông tin tiêm chủng ở đâu?

Sau khi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, thông tin của người dân sẽ được cập nhật lên hệ thống tiêm chủng quốc gia và người dân có thể tra cứu chứng nhận tiêm chủng tại Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19.
Đây là Cổng thông tin do Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp thực hiện, cho phép người dân, tổ chức đăng ký tiêm, tra cứu chứng nhận tiêm; đăng ký cơ sở tiêm chủng; và công khai thông tin về số lượng vắc-xin, phân bổ vắc xin, số lượng đối tượng đăng ký, đã tiêm, kết quả tiêm chủng.
- Bước 1: Truy cập vào đường dẫn https://tiemchungcovid19.gov.vn, tại mục "Tra cứu" chọn "Tra cứu chứng nhận tiêm" hoặc truy cập vào đường dẫn https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/search.
- Bước 2: Nhập đầy đủ và chính xác thông tin cá nhân của người cần tra cứu, sau đó bấm chọn "Tra cứu". Lưu ý: các nội dung có dấu sao (*) màu đỏ bắt buộc phải nhập.
Bước 3: Nhập mã OTP nhận được từ số điện thoại cung cấp tại bước 2 vào phần xác thực OTP và bấm xác nhận để kết thúc thao tác.
Sau khi tra cứu, trường hợp có thông tin tiêm chủng, người dân thực hiện cài đặt ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử để thuận tiện hơn trong việc quản lý thông tin tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
Trường hợp không có thông tin, người dân chọn mục "Phản ánh thông tin" (màu cam, phía bên phải giao diện màn hình) để gửi yêu cầu phản ánh cập nhật thông tin tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19.
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua