Dòng sự kiện:

Lợi đủ đường khi cho bé nghe nhạc, chơi đồ chơi thông minh

22:00 18/12/2015
Cho bé vừa nghe nhạc thiếu nhi vừa chơi các loại đồ chơi thông minh có tác dụng giúp bé tăng khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng.

  

[mecloud]kli9QZ9LCo[/mecloud]

Không những vậy, khi được tiếp xúc với các loại đồ chơi thông minh, khả năng giao tiếp của trẻ sẽ được cải thiện hơn rất nhiều. Bởi khi đó, các con sẽ cớ cơ hội được chơi cùng bạn bè hoặc bố mẹ, từ đó bé sẽ được chuyện trò nhiều hơn, giúp tăng sự tự tin và cung cấp cho bé một vốn từ phong phú. Còn với bố mẹ, đây sẽ là cơ hội tốt để thêm gần gũi và thân thiết với con hơn.

Một lợi ích nữa mà đồ chơi thông minh đem lại cho bé đó là nó giúp bé tăng khả năng tập trung, phát triển tư duy một cách nhạy bén.

Khối xếp hình

Công dụng của khối xếp hình về mặt giáo dục trẻ được so sánh với… những viên vitamin tổng hợp. Trẻ chơi xếp hình không chỉ rèn luyện và thuần thục các kỹ năng vận động mà còn học được mọi thứ từ những khái niệm toán học cơ bản tới cách giải quyết vấn đề.

Một nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng, trẻ ở độ tuổi mẫu giáo nếu thường xuyên chơi xếp hình sẽ có điểm toán và kết quả các môn thi cao hơn trẻ không được chơi xếp hình khi chúng lên cấp hai.

Trái bóng

Ngay cả trẻ sơ sinh cũng có thể bám theo một quả bóng bằng ánh mắt chăm chú khi nó lăn trên sàn nhà. Khi làm vậy, theo giải thích của Maureen Maiocco, giám đốc chương trình giáo dục sớm tại SUNY Canton, New York (Mỹ), trẻ “phải theo phương hướng và dự đoán vị trí của quả bóng khi nó lăn về phía mình”. Kiểu theo vết bằng thị giác này giúp kết nối chuyển động của mắt bé với chuyển động của cơ thể. Hơn nữa, việc dự đoán khi nào trái bóng xuất hiện trở lại sẽ củng cố ý tưởng một thứ gì đó rời khỏi tầm mắt không có nghĩa là sẽ biến mất vĩnh viễn.

Khi trẻ lớn hơn và có thể bò theo trái bóng, trẻ sẽ có nhận thức về không gian. Quả bóng cách mình bao xa? Cơ thể mình có liên hệ gì với nó? Khi trẻ đến tuổi tới lớp mẫu giáo, nhận thức về không gian dẫn tới suy nghĩ logic. Giờ thì bé bắt đầu xác định xem ném bóng khó hay dễ, theo hướng nào vì bé đã thành thạo kỹ năng cầm nắm, đón bắt hơn.

Ghép hình

Đối với các bé 2 – 3 tuổi bạn hãy dùng tối đa là 20 miếng ghép để bé ghép thành những hình thù ngộ nghĩnh theo khả năng quan sát của mình. Trò chơi này giúp bé phát triển thị giác, đồng thời kích thích kỹ năng quan sát và vận động cho bé.

Ngoài ra nó còn đòi hỏi sự tập trung để đạt được một mục tiêu mà bạn gợi ý. Cũng đồng nghĩa với việc để trí tượng tượng của bé được tự do phát triển.

[mecloud]jE6GRdRMVS[/mecloud]

Đất nặn

Đồ chơi đất nặn được đánh giá là một trong những món đồ chơi điển hình, giúp bé kích thích trí não, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo tốt nhất. Trò chơi bột nặn sẽ giúp bé có những phút giây vui chơi, giải trí và thư giãn bên cạnh gia đình của mình.

Nhạc cụ

Bạn có thể thay việc mua các nhạc cụ bằng cách dùng máy ghi âm nhỏ thu lại những âm thanh trong cuộc sống hàng ngày như tiếng còi xe, tiếng cười, tiếng khóc, tiếng chuông cửa, điện thoại reo, tiếng nước chảy, tiếng đồng hồ tích tắc, tiếng chó sủa… Sau đó bạn cho bé nghe lại và xem bé nhận ra bao nhiêu âm thanh. Bạn cần giải thích rõ những âm thanh bé chưa biết, sau đó cho bé nghe lại và nhắc lại âm thanh đó.

Lưu ý

Các bậc phụ huynh không nhất thiết phải mua cho con tất cả những thứ đồ chơi kể trên. Thay vào đó, hãy mua một vài món đồ mà con bạn cảm thấy thích thú.

Thêm vào đó, việc lựa chọn đồ chơi tương ứng với từng lứa tuổi cũng rất quan trọng. Dưới đây là một vài gợi ý cụ thể:

- 5 tháng tuổi: để luyện ngón tay cho bé mình cho bé nhặt nắp chai nhựa, tập bóc miếng dính stick, chai nước có hòn bi.

-  6-12 tháng: làm hộp bí mật để bé tập cho tay vào lôi đồ ra. Gõ trống. Làm trò ú òa từ hai lõi của cuộn giấy. Tái chế từ vỏ hộp sữa chua đồ chơi phát ra tiếng kêu và có sự biến hóa khi kéo, cái lắc cho bóng lăn qua (hình).

- 12-18 tháng có thể: tập đi trên vạch thẳng, chơi với kẹp quần áo và hình mặt cười làm thành hình con sư tử, chơi với hộp có dây rút (hình), tập pha màu nước, chuyển đồ từ thùng này sang thùng khác.

- 18-24 tháng: chơi bong bóng xà phòng, câu cá, ném vòng vào cột, xâu hạt qua dây, tập làm ca sĩ, tập nấu ăn với các đạo cụ làm từ bìa xốp, tập cầm bút vẽ lại theo nét đã có sẵn.

- 2- 3 tuổi có thể: chơi mô hình tàu điện, ghép hình, xếp hình, nặn đất sét, vẽ tranh…

Sau 3 tuổi, cha mẹ hãy để cho trẻ tự chọn đồ chơi mà con yêu thích nhất.

Anh Tuấn (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

>> Clip hot: [mecloud]gIBgLnQPfj[/mecloud]