Dòng sự kiện:

Lý do bố mẹ luôn nhận được sự chống đối từ con cái

15:15 12/12/2015
Bố mẹ luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp, an toàn cho con, nhưng lại thường xuyên nhận được sự chống đối quyết liệt từ con cái.

Trẻ biết nghe lời và vui vẻ hợp tác cùng bố mẹ trong cuộc sống không phải không có, nhưng phần lớn trẻ nhỏ luôn tìm cách chống đối đề nghị của bố mẹ khiến nhiều phụ huynh đau đầu.

Quỳnh Trang (5 tuổi) là con gái đầu lòng của anh Tuấn, chị Xuân (Cầu Giấy - Hà Nội) luôn được xem là đứa trẻ bướng bỉnh. Anh chị đã tìm đủ mọi cách từ dỗ dành, răn đe, dọa nạt nhưng bé vẫn không nghe lời, luôn chống đối bằng cách ì ra hoặc làm ngược lại những điều và việc làm bố mẹ chỉ bảo.

Phần lớn trẻ nhỏ luôn tìm cách chống đối đề nghị của bố mẹ khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Ảnh Khánh Ngọc

Khi bố dạy Trang học bài, Trang lại đem giấy ra vẽ rồi đọc chữ cũng cố tình đọc xiên xẹo đi khiến ông bố trẻ phát cáu. Chưa kể đến mỗi bữa cơm, mẹ Xuân gào lên ing ỏi khi con bé Trang đã lười ăn lại còn nghịch ngợm. Bé có thể vớ được bất cứ thứ gì trước mặt là nghịch thứ đó khiến nhiều lần anh chị không có các nào khác ngoài việc tét cho vài cái phát mông khiến Trang khóc thét. Tuy nhiên, hôm sau thói quen này của con vẫn không thay đổi.

Khi có em nhỏ, bé Trang lại càng tỏ ra lì lợm và chống đối quyết liệt hơn khiến bố mẹ đau đầu và tưởng chừng như phải đầu hàng vì không dạy bảo được con nên đành phải nhờ đến thầy cô giáo ở trường dạy dỗ.

Bé Tôm (4 tuổi) - con trai chị Hạnh (Q1 - TP.HCM) cũng ương bướng không kém. Ở cái tuổi hiếu động, Tôm vớ cái gì nghịch cái đó nhưng hễ khi bố mẹ lên tiếng thì Tôm lại làm ngược lại. Sự "cứng đầu" của Tôm khiến chị Hạnh đau đầu tìm cách "khuất phục" con.

Hàng ngày tranh thủ buổi trưa, chị thường vào mạng tìm hiểu cách "đối phó" thói "cứng đầu" khó bảo của con để áp dụng nhưng không có kết quả. Thái độ bất hợp tác của con vẫn không được cải thiện. Tuy nhiên khi ở trường, Tôm lại tỏ ra rất ngoan ngoãn và biết nghe lời cô giáo. 

[mecloud]Cr2cRNXs18[/mecloud]

Chia sẻ về lý do trẻ luôn chống đối bố mẹ, không chịu nghe lời, chuyên gia tâm lí trẻ em PGS.TS Nguyễn Công Khanh cho biết, bố mẹ chính là người đầu tiên ảnh hưởng đến các bé, bố mẹ chính là người thầy đầu tiên nhưng đồng thời là người hay ngăn cản trẻ nhất, không cho trẻ cơ hội được sáng tạo.

"Bố mẹ cho rằng mình là người có nhiều kinh nghiệm, luôn nghĩ đến sự an toàn và điều tốt nhất cho trẻ, luôn nghĩ xa cho trẻ nên bắt trẻ làm những việc mà chúng không muốn. Kết quả là bố mẹ nhận được sự chống đối từ phía con cái", PGS.TS Nguyễn Công Khanh chia sẻ.

Khánh Ngọc

Nguồn: Gia đình Việt Nam

>> Video đang được xem nhiều nhất:

[mecloud]SvmFxkimjF[/mecloud]