Dòng sự kiện:

Lý do trẻ 5 tuổi vẫn đái dầm và bài học cho cha mẹ

14:21 01/01/2016
Trẻ nhỏ mặc bệnh đái dầm là bình thường nhưng con bạn 5 tuổi vẫn làm ướt chăn đệm thì chắc chắn chúng có vấn đề về sức khỏe và tâm lý. Cha mẹ nên đặc biệt chú ý.

  [mecloud]jqKtMUakGw[/mecloud] 

Cô con gái 5 tuổi từ nhỏ đã ưa sạch sẽ. Mới một tuổi nhưng ban đêm lúc nào muốn đi tiểu con biết khóc để đánh thức người lớn. Nhưng dạo gần đây bố mẹ rất phiền lòng vì việc con đã lớn mà lại thường xuyên tè dầm không chỉ ở nhà mà còn ở trường học. Nhiều lần cô giáo mời bố mẹ đến và phản ánh tình hình. Bạn bè ở lớp còn đặt cho con biệt danh “Đại vương tè dầm”. Người bố đã tỏ ra rất giận dữ và càm thấy mất mặt. 

Một ngày kia cô giáo lại gọi điện nhắc nhở. Người bố đã không nhịn nổi và đánh vào mông con bé ngay trước mặt bạn bè. Vì muốn dạy con một bài học nhớ đời, khi về nhà ông nhốt con vào nhà vệ sinh để tự kiểm điểm.

Ảnh minh họa

Người mẹ đi làm về biết chuyện, thương con nên chạy vào xem. Không ngờ mặc dù đứng trong nhà vệ sinh nhưng con bé vẫn tè ướt hết quần. Người bố tưởng cô con gái bướng bỉnh muốn phản kháng nên lại đánh cho một trận.

Hai tháng sau tình trạng vẫn không có gì thay đổi. Cả nhà cảm thấy cần phải đưa con đi khám và bất ngờ khi biết con bị bệnh.

Nguyên nhân là trước đó một thời gian bố mẹ thường xuyên cãi vã. Một lần do quá căng thẳng cả hai người đều bỏ ra ngoài và ở nhà bạn bè qua đêm. Đôi bên đều nghĩ rằng đối phương sẽ về chăm con. Kết quả là cả hai đều không ai về. Con gái không có bố mẹ chăm sóc và sợ hãi vì ở nhà một mình. Từ đó cứ khi nào nghe tiếng bố mẹ to tiếng là bé lại tè dầm. Lâu dần đứa nhỏ sinh bệnh đái dầm.

Việc trong nhà đột nhiên có biến cố, bố mẹ cãi nhau suốt ngày hay con phải sống xa mẹ thời gian dài...đều là những nguyên nhân ảnh hưởng đến tâm lý khiến trẻ mắc bệnh.

Yếu tố tâm lý là một trong những nguyên nhân gây bệnh đái dầm ở trẻ

Ngoài ra còn một vài nguyên nhân khác gây ra bệnh đái dầm ở trẻ nhỏ:

- Yếu tố di truyền trong gia đình (bố hoặc mẹ từng mắc bệnh đái dầm).

- Trẻ không thể giữ nước tiểu cho toàn bộ đêm.

- Trẻ không được đánh thức khi bàng quang đã đầy.

- Trẻ ít có thói quen đi vệ sinh vào ban ngày.

- Nhiễm trùng đường tiết niệu.

- Bệnh tiểu đường.

- Cấu tạo bất thường trong các cơ quan, cơ hoặc dây thần kinh liên quan đến việc đi tiểu.

Phần lớn trẻ bị đái dầm rất mặc cảm, tự ti về điều này. Vì vậy bố mẹ nên nhẹ nhàng giúp các bé vượt qua “ám ảnh” về bệnh đái dầm và khắc phục được chứng đái dầm vào ban đêm. Không nên quát mắng, trách móc bé. Đặc biệt không nên chế nhạo và phạt bé trước mặt mọi người. Cha mẹ nên giải thích cho trẻ về hiện tượng đái dầm và hướng dẫn chúng đi vệ sinh vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Hương Dương (Theo Sohu)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

 >> Video đang được xem nhiều nhất:

[mecloud]nStKDagMMe[/mecloud]