Ly kỳ: Mang bầu 17 tháng, bác sĩ vẫn chưa cho đẻ vì sợ... sinh non
Với chu kỳ thai nghén kéo dài suốt 17 tháng, cô Wang Shi đến từ tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc trở thành người phụ nữ mang thai lâu nhất thế giới.
Cô Wang Shi bắt đầu có thai từ tháng 2/2015. Các bác sĩ dự đoán cô sẽ hạ sinh vào ngày 15/11/2015, tuy nhiên cho tới hiện tại đứa bé vẫn chưa chịu cất tiếng khóc chào đời.
Ảnh minh hoạ.
Lo lắng vì mang thai quá lâu, cứ 7 cho đến 10 ngày, Wang lại đến bệnh viện để kiểm tra. Ngay cả khi thai kỳ được 14 tháng, các bác sĩ vẫn cho biết không thể sử dụng biện pháp sinh non bởi đứa trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ.
Hiện tại, sức khỏe của cô Wang vẫn khá tốt. Theo lời của Wang, có thể cô sẽ đẻ mổ vào đầu tháng 18 của thai kỳ.
Ở Việt Nam cũng có hiện tượng này và dân gian gọi là chửa trâu.
Chị Phạm Thị Nga (sinh năm 1973) ở thôn Lai Dụ, xã An Thượng, huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã chửa tận 22 tháng mới sinh. Em bé sinh ra nặng 2,6kg, thông minh, khoẻ mạnh.
Với trường hợp mang bầu gần 2 năm của chị Nga, các bác sĩ cho biết, tình trạng “chửa trâu” không phải là hiếm nhưng việc “chửa trâu” gần 2 năm như chị Nga mà lúc sinh ra, con khỏe mạnh là chuyện chưa có.
Tiến sĩ Nguyễn Duy Ánh cho biết, việc có con sau gần 2 năm mang bầu như chị Nga (trong hình) rất có thể là do “tâm lý ngộ nhận”, “mang thai hai lần” hoặc việc có thai tự nhiên này là do trùng hợp ngẫu nhiên với sự tự hồi phục sau một thời gian điều trị thì thuốc có tác dụng. Từ trước tới nay, ở Việt Nam chưa bao giờ ghi nhận được trường hợp nào như thế.
Tiến sĩ Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho rằng, về góc độ khoa học, thai nhi đủ trưởng thành và sống tốt khi ra khỏi bụng mẹ là khoảng từ 38 đến 41 tuần, từ 42 tuần có thể gọi là “chửa trâu”. Đối với các thai quá tuần, bánh rau bị xơ hóa, lắng đọng canxi, giảm chức năng cung cấp máu cho thai khiến suy thai hoặc chết thai.
Thế giới từng ghi nhận một số trường hợp mang thai hơn 9 tháng 10 ngày mới sinh. Lâu nhất và được ghi vào sách kỷ lục Guinness thế giới là năm 1998, một phụ nữ tên Anissa August đã cho ra đời một bé trai sau 17 tháng 11 ngày mang bầu tại Bệnh viện King’s Daughter Clinic thuộc thành phố Temple, Texas, Mỹ. Tuy nhiên, trường hợp này đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi của các nhà khoa học.
PV/ Theo Gia đình Việt Nam
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua