Dòng sự kiện:

Mách mẹ cách trị thói ích kỷ của con

03:00 23/08/2015
Ở độ tuổi từ 2-4 tuổi bé thường hay nghĩ về bản thân mình trước tiên. Trẻ cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến những thứ thuộc về sỡ hữu cá nhân của mình và không dễ chia sẻ với người khác.
Dạy trẻ bằng những ví dụ minh hoạ

Trong một bữa ăn, bạn có thể đề nghị: “Bánh của con trông ngon quá! Cho bố/mẹ cắn chung một cái nào!”. Khi đi siêu thị, con bạn nói rằng: “Con muốn ăn sô-cô-la sữa”, bạn có thể đáp lại: “Được rồi, đó là những gì con muốn. Bây giờ, con nghĩ bố sẽ thích gì nào? Mình có thể mua món gì đó về chiêu đãi bố nhỉ?”.

“Với cách làm này, bạn sẽ tránh phải phải nói với bé một cách thẳng thừng: “Con đừng ích kỷ như thế". Thay vào đó, bạn đang dùng một cách nhẹ nhàng nhất để trả lời bé rằng phải biết quan tâm đến cả những nhu cầu của người khác’”, giáo sư Wayne Dosick giải thích.

Dạy bé hiểu sự chia sẻ chỉ có tính tạm thời

Bạn có thể giải thích với trẻ “Bạn chỉ mượn búp bê cuả con một lát thôi. Bạn ấy sẽ không mang về nhà bạn ấy luôn đâu, nó vẫn là của con”.

Tìm hiểu lý do bé ích kỷ

Gia đình bạn vừa chuyển chỗ ở? Bé vừa đi mẫu giáo, hoặc một con vật cưng của bé vừa chết? Thỉnh thoảng những đứa trẻ ở lứa tuồi này sẽ phản ứng lại những thay đổi đó bằng cách giữ chặt lấy những vật sở hữu yêu quý của mình. Hãy cho bé thời gian và tìm hiểu những gì đang làm bé chán nản, sợ hãi. Bài học về sự chia sẻ nên ở vào thời điểm khác thích hợp hơn.

Khiển trách cứng rắn và kiên quyết, nhưng không gay gắt

Bạn có thể dạy cho con bạn hiểu về sự quan tâm chia sẻ trong gia đình. “Bố/mẹ không thích cái cách con cứ khư khư giữ lấy tất cả đồ chơi của mình như thế”, bạn có thể nói với bé như vậy.

“Sống cùng một nhà, chúng ta nên chia sẻ cùng nhau con ạ. Hãy để em trai con cùng chơi đồ chơi với con nào”. Tuy nhiên bạn nên tránh trừng phạt bé.

Tán dương con

“Con thật là dễ thương vì đã chia cho bố/mẹ phần kẹo ngon lành này”. “Bố/mẹ cảm thấy tự hào về con khi con cho em cùng chơi búp bê với con”. Bé sẽ rất vui mừng vì thấy rằng mình đã làm cho bố/mẹ mình hài lòng, những lần sau trẻ sẽ tự giác hơn.

Không nhất thiết phải chia sẻ tất cả

Con bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ những thứ mình có với người khác nếu bé biết rằng có những thứ yêu thích là chỉ của riêng bé. Nếu một người bạn của con tới chơi và tỏ ra muốn được thử đôi giày mới mua của con bạn, bạn hãy nói với với bé cất đôi giày ấy đi trước. 

Linh An (Theo Youngparents)

Nguồn: Người đưa tin