Mâm cỗ cúng Tết Hàn Thực ngoài bánh trôi bánh chay, chớ quên 1 thứ đặt lên bàn thờ để cả năm may mắn
( KHOEVADEP ) - Tết Hàn thực 3/3, các gia đình thường soạn sửa mâm lễ gồm các món đồ nguội để dâng cúng tổ tiên.
Ngày Tết Hàn Thực bắt nguồn từ văn hóa Trung Quốc, tưởng nhớ đến vị tướng Tử Thôi thời nhà Tấn cõng mẹ chết cháy trong rừng. Để tưởng nhớ Thôi, vua Tấn ban lệnh 3/3 - 5/3 âm lịch hàng năm dân phải kiêng đốt lửa, chỉ được ăn đồ nguội.
Dù không liên quan đến điển tích này của người Trung Quốc, nhưng người Việt xưa đã sáng tạo ra món bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng là món ăn nguội để thờ cúng tổ tiên, đất trời. Diễn ra vào ngày mùng 3/3 âm lịch hàng năm, Tết Hàn Thực còn được gọi Tết bánh trôi bánh chay.
Dân gian coi hình tròn của bánh trôi là tượng trưng cho Trời (Dương), hình vuông của nhân là tượng trưng cho Đất (Âm). Trời bao bọc đất, Âm Dương tan hòa vào nhau. Ông cha ta coi đó là sự giao hòa của vũ trụ, tạo vật và con người, đó cũng là lúc vạn vật sinh sôi nảy nở, cây cối tốt tươi. Đây là hình ảnh biểu tượng được thần thoại hóa, trong đó gửi gắm những ý tưởng của cha ông truyền lại cho đời sau về thuyết Âm Dương – Ngũ Hành để khẳng định sự kỳ vĩ của nền văn minh Văn Lang – niềm tự hào của người Lạc Việt.
Tết Hàn thực 2021 rơi vào thứ Tư ngày 14/4 dương lịch. Đúng như tên gọi Tết Hàn Thực, nghĩa là ăn đồ lạnh, trong ngày 3/3, các gia đình thường soạn sửa mâm lễ gồm các món đồ nguội để dâng cúng tổ tiên.
Trong đó, mâm cỗ cúng Tết Hàn Thực 3/3 cơ bản thường bao gồm: bánh trôi, bánh chay, hương, hoa, trầu cau:
Bánh trôi, bánh chay
Bánh trôi, bánh chay là lễ vật không thể thiếu trong mâm cỗ cúng tết Hàn thực 3/3. Theo quan niệm của người xưa, số lẻ là số tượng trưng cho may mắn, nên các gia đình thường dân cúng số bát/đĩa bánh trôi bánh chay theo số lẻ, 3 bát hoặc 5 bát, để cầu mong may mắn, hạnh phúc.
Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra. Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, đổ nước đường lên trên. Bày lên đĩa, để nguội, thắp hương.
Đây là đồ cúng quan trọng nhất làm nên nét riêng cho tết Hàn thực ở Việt Nam. Vì thế, người dân một số vùng Bắc Bộ nước ta còn gọi tết Hàn thực là ngày Bánh trôi, bánh chay.
Hương, hoa tươi, trầu cau
Trong lễ cúng dù to hay nhỏ, người Việt đều không thể thiếu nén hương, hoa tươi và trầu cau để trên ban thờ. Do vậy, vào ngày tết Hàn thực, mâm cúng cũng sẽ không thể thiếu những thứ này.
Mâm ngũ quả
Tùy từng mùa, tùy điều kiện mỗi nhà, gia chủ chọn 5 quả có màu sắc khác nhau như màu xanh, đỏ, vàng, tím... để đại diện cho ngũ hành, dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành.
Ngoài các món trên, gia đình có thể chuẩn bị thêm tiền vàng, một ly nước sạch và 3-5 chén trà.
Khỏe và đẹp
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua