Dòng sự kiện:

Mất bình tĩnh vì con hay cãi nhem nhẻm

21:15 07/10/2015
Khi trẻ có thói quen cãi lại, bố mẹ nên hạn chế các quy định, kiên nhẫn khuyên răn trẻ. Sống hòa thuận, yêu thương nhau là cách để vun đắp tính ôn hòa cho trẻ.

- Huy, con đừng lúc nào cũng chỉ biết chơi thế. Mau ngồi xuống đây nào

- Con muốn chơi cơ.

- Con vẫn không nghe lời, giờ mẹ phải cắt nó đi.

- Thôi, toi rồi. Mẹ cứ kệ con có được không? – Cậu bé sẵng giọng cãi lại.

- Con… con có thái độ gì thế? Luôn cãi lại mẹ là thế nào! – Mẹ không còn giữ được bình tĩnh.

Cách uốn nắn trẻ

Rất nhiều trẻ có thói xấu là hay cãi lại lời bố mẹ. Thói quen này sẽ khiến quan hệ giữa bố mẹ và con cái ngày càng xa cách. Đến khi trẻ bắt đầu khôn lớn thì tình hình càng trở nên nghiêm tọng, việc trẻ cãi lại bố mẹ diễn ra càng nhiều và gay gắt hơn nữa. Đến lúc đó có muốn trẻ sửa đổi thì cũng khó có thể được.

Bố mẹ phải thống nhất cách dạy dỗ đối với trẻ

Khi cách dạy dỗ của bố và mẹ đối với con cái không thống nhất sẽ khiến cho trẻ không phải nghe theo ai, không biết phải làm thế nào. Do đó khi dạy dỗ trẻ, cả hai bố mẹ cần trao đổi với nhau để thống nhất ý kiến.

Hạn chế đặt ra các quy định

Đôi khi bố mẹ cũng nên hạn chế bớt các quy định, xem mình có đặt ra cho trẻ quá nhiều trói buộc hay không? Không thể không có những quy định với trẻ, nhưng cũng không nên áp đặt quá nhiều vì sẽ khiến trẻ không thể thực hiện hết được, từ đó cảm thấy chán nản và bỏ mặc tất cả.

Lắng nghe trẻ tâm sự

Bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ thường hay cãi lại. Nếu như có thể lắng nghe trẻ tâm sự thì sẽ hiểu trẻ hơn.

Lấy mình làm gương

Trẻ hay bắt chước những hành vi của bố mẹ. Bạn thử nghĩ xem nếu một gia đình ngày nào cũng cãi lộn, thì trẻ sao có thể không học theo? Chỉ có một gia đình hòa thuận, yêu thương nhau thì mới có thể vun đắp tính ôn hòa cho trẻ.

[mecloud]yzeqSLt5KZ[/mecloud]

Tố Tâm

Nguồn: Gia đình Việt Nam