Mắt người mẹ ung thư vú ánh lên hy vọng mỗi ghi xem clip hình ảnh của con trai
Bệnh nhân Nguyễn Thị Liên đã tỉnh và có thể giao tiếp được sau ca mổ bắt con
Chia sẻ thông tin với báo giới sáng nay 31-5, bác sĩ Nguyễn Bá Tĩnh, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện K Trung ương, cho biết sáng cùng ngày, bệnh nhân Nguyễn Thị Liên (28 tuổi, ở Hà Nam, người mẹ bị ung thư vú giai đoạn cuối từ chối điều trị để sinh con) lại được xem clip con trai của mình.
"Gương mặt, ánh mắt chị ánh lên niềm hy vọng có thể vượt qua "cửa tử", chờ đợi được gặp con trai trong tuần tới. Những hình ảnh về con trai được các y bác sĩ cập nhật với hy vọng đây là "liều thuốc" tinh thần giúp chị mỗi ngày thêm hồi phục"- bác sĩ Tĩnh nói.
Nói về sức khoẻ của người mẹ, bác sĩ Nguyễn Tiến Đức, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện K), cho biết 1 ngày sau mổ lấy con (ngày 23-5), chị Liên rơi vào tình trạng suy hô hấp nặng, các bác sĩ đã phải mở nội khí quản, cho bệnh nhân thở máy, chăm sóc tích cực cho bệnh nhân.
Những ngày sau đó Ban giám đốc bệnh viện đã hội chẩn tất cả các khoa, đưa ra hướng xử lý tốt nhất với hy vọng duy trì sự sống cho bệnh nhân để hai mẹ con có cơ hội gặp nhau.
Ngày 30-5, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt. "Bệnh nhân tự viết chữ lên bảng để giao tiếp với bên ngoài vì không nói được. Sáng nay khi vừa tỉnh dậy, bệnh nhân đã biết lên bảng "chồng em đâu chị".

Lãnh đạo bệnh viện động viên bệnh nhân chiến thắng bệnh tật để có thể gặp con
Bác sĩ Tĩnh cho biết theo dự kiến, trong tuần tới, bệnh viện K, bệnh viện Phụ sản Trung ương sẽ sắp xếp để chị Liên có thể được lên thăm con, ôm con vào lòng.
Trước đó, khi sức khoẻ bệnh nhân xấu đi, nhiều phương án để hai mẹ con gặp nhau đã được tính tới nhưng khả quan nhất vẫn chờ sự hồi phục của chị Liên, khi bệnh nhân tự thở là có thể di chuyển lên xe cấp cứu sang BV Phụ sản Trung ương thăm con.
"Việc di chuyển một đứa trẻ 31 tuần tuổi đang phải nằm lồng ấp sẽ gặp nhiều rủi ro. Do đó vấn đề an toàn cho cả mẹ và con phải được ưu tiên hàng đầu. Kể cả khi hai mẹ con gặp nhau thì bác sĩ cũng luôn ở bên cạnh để phòng những xúc động sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ chị Liên. Theo thông tin từ các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương, đến sáng 31-5, bé Bình An đã ổn định hơn. Con mỗi bữa ăn được 20 ml sữa, mỗi lần cách nhau 180 phút" - bác sĩ Tĩnh chia sẻ.

Sức khoẻ bé Đỗ Bình An đang tiến triển tốt hơn sau khi chào đời từ người mẹ ung thư vú giai đoạn cuối
Tiến sĩ Lê Thanh Đức, Trưởng Khoa Nội 5, Bệnh viện K, cho biết các bác sĩ đang chờ sự tiến triển của người bệnh để có thể tiếp tục điều trị bệnh ung thư vú cho bệnh nhân.
Đến thời điểm hiện tại, bệnh viện đang hỗ trợ chi phí điều trị cho người bệnh, đồng thời kêu gọi các tổ chức cá nhân, hỗ trợ bệnh nhân vì cuộc chiến giành giật sự sống cho người bệnh có thể còn kéo dài.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Người mẹ ung thư quyết sinh con đang mê man, ước mơ được gặp con một lần chưa thành
- Xúc động bố ngắm nhìn con qua lồng kính sau ca mổ đặc biệt của người mẹ trẻ ung thư giai đoạn cuối
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua