Mẹ 9x nuôi con 'nhàn tênh' nhờ học mẹ Tây phương pháp EASY
Phan Nữ Lam Giang, một bà mẹ sinh năm 1991, ở Hà Nội, đã áp dụng thành công phương pháp EASY nổi tiếng ở các nước phương Tây và đang "làm mưa làm gió" trên nhiều diễn đàn làm cha mẹ. Tuy vậy, Lam Giang cho biết, ban đầu cô khá thụ động khi mang thai con gái đầu lòng. Cô từng nghĩ dù sao hai bên gia đình nội ngoại cũng gần gũi và có điều kiện đỡ đần, vấn đề gì phát sinh thì hai bà sẽ giải quyết giúp. Cho đến khi bé Meo chào đời, bà mẹ trẻ mới thực sự thấu hiểu nỗi khổ của những người làm mẹ. Sau sinh, cơ thể yếu, con quấy khóc và sinh hoạt không đúng giờ khiến Giang mất ngủ triền miên, căng thẳng, mệt mỏi. Bản thân cô cũng nhận thấy cách chăm con kiểu truyền thống của các bà có nhiều vấn đề chưa thực sự hợp lý và khoa học. Vì vậy, Giang bắt đầu tìm hiểu nhiều phương pháp khác nhau để tạo nếp sinh hoạt cho bé.
Giang nhận thấy phương pháp E.A.S.Y Tracy Hogg được chia sẻ trên nhiều diễn đàn khá phù hợp và dễ áp dụng. EASY là viết tắt của các từ: Eat - Activity - Sleep - Your time, có nghĩa là Ăn - Chơi - Ngủ - Mẹ thư giãn. EASY hiểu đơn giản là chu kỳ sinh hoạt lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian ngắn từ sáng sớm thức dậy đến hết ngày của một em bé sơ sinh từ lúc mới lọt lòng. Một ngày của bé sẽ là những chuỗi lặp đi lặp lại của nhiều chu kỳ EASY. Bé ngủ dậy sẽ được ăn (E-eat), sau đó mẹ cho bé chơi vận động (A-activity), mẹ đặt bé xuống cho bé ngủ (S-sleep) và mẹ có thời gian thư giãn (Y-your time). Khi bé ngủ dậy, bé lại được tiếp tục đi vào chu kỳ EASY mới. Cứ như vậy lặp đi lặp lại cho đến khi bé đi vào giấc ngủ đêm, kết thúc một ngày của mẹ và bé.
Giang rèn nếp cho bé Meo từ khi bé 5 tuần tuổi. Theo cô, các mẹ muốn thực hành phương pháp EASY nên bắt đầu càng sớm càng tốt, trẻ càng lớn sẽ càng khó thay đổi thói quen sinh hoạt. Trước tiên, Giang dạy con phân biệt ngày và đêm. 7h, cô gọi bé dậy và đưa bé ra ngoài phơi nắng. Sau đó, mọi hoạt động đều diễn ra ở trong phòng có ánh sáng. 19h, cô bắt đầu tắt đèn hoặc để đèn ngủ mờ giúp bé dễ chìm vào giấc ngủ. Trong hai tuần đầu tiên thực hành EASY, bé Meo chỉ dậy ăn đêm một lần, trong khi trước đó, bé dậy đến ba lần một đêm. Đến khi Meo 7 tuần tuổi, bé ngủ một mạch đến tận 7 giờ sáng hôm sau và không thức dậy ăn đêm lần nào.
Giang giải thích: "Mỗi bé khi sinh ra, nếu đạt cân nặng 2,7 kg hoàn toàn có khả năng tích trữ năng lượng để ba tiếng ăn một lần. Khi bé lớn hơn, sức chứa của dạ dày cũng tăng thêm, mẹ có thể cho bé ăn bốn tiếng một lần. Thông thường, bé 2 tháng tuổi sẽ theo chế độ EASY 3, tức là cứ 3 tiếng lặp lại một chu kỳ Ăn - Chơi - Vận động - Mẹ thư giãn. Khi bé lớn hơn, mẹ nên tự nhận biết các dấu hiệu thay đổi của bé và điều chỉnh phù hợp theo các chế độ EASY 4, EASY 2-3-4, EASY 5-6".
Phan Nữ Lam Giang, một bà mẹ sinh năm 1991, ở Hà Nội, đã áp dụng thành công phương pháp EASY nổi tiếng ở các nước phương Tây và đang "làm mưa làm gió" trên nhiều diễn đàn làm cha mẹ. Tuy vậy, Lam Giang cho biết, ban đầu cô khá thụ động khi mang thai con gái đầu lòng. Cô từng nghĩ dù sao hai bên gia đình nội ngoại cũng gần gũi và có điều kiện đỡ đần, vấn đề gì phát sinh thì hai bà sẽ giải quyết giúp. Cho đến khi bé Meo chào đời, bà mẹ trẻ mới thực sự thấu hiểu nỗi khổ của những người làm mẹ. Sau sinh, cơ thể yếu, con quấy khóc và sinh hoạt không đúng giờ khiến Giang mất ngủ triền miên, căng thẳng, mệt mỏi. Bản thân cô cũng nhận thấy cách chăm con kiểu truyền thống của các bà có nhiều vấn đề chưa thực sự hợp lý và khoa học. Vì vậy, Giang bắt đầu tìm hiểu nhiều phương pháp khác nhau để tạo nếp sinh hoạt cho bé.
Giang nhận thấy phương pháp E.A.S.Y Tracy Hogg được chia sẻ trên nhiều diễn đàn khá phù hợp và dễ áp dụng. EASY là viết tắt của các từ: Eat - Activity - Sleep - Your time, có nghĩa là Ăn - Chơi - Ngủ - Mẹ thư giãn. EASY hiểu đơn giản là chu kỳ sinh hoạt lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian ngắn từ sáng sớm thức dậy đến hết ngày của một em bé sơ sinh từ lúc mới lọt lòng. Một ngày của bé sẽ là những chuỗi lặp đi lặp lại của nhiều chu kỳ EASY. Bé ngủ dậy sẽ được ăn (E-eat), sau đó mẹ cho bé chơi vận động (A-activity), mẹ đặt bé xuống cho bé ngủ (S-sleep) và mẹ có thời gian thư giãn (Y-your time). Khi bé ngủ dậy, bé lại được tiếp tục đi vào chu kỳ EASY mới. Cứ như vậy lặp đi lặp lại cho đến khi bé đi vào giấc ngủ đêm, kết thúc một ngày của mẹ và bé.
|
Khi chơi đùa, Lam Giang thường kể chuyện, hát cho bé nghe, đặc biệt, cô không cho con tiếp xúc với các thiết bị điện tử như Tivi, Ipad, điện thoại. |
Giang rèn nếp cho bé Meo từ khi bé 5 tuần tuổi. Theo cô, các mẹ muốn thực hành phương pháp EASY nên bắt đầu càng sớm càng tốt, trẻ càng lớn sẽ càng khó thay đổi thói quen sinh hoạt. Trước tiên, Giang dạy con phân biệt ngày và đêm. 7h, cô gọi bé dậy và đưa bé ra ngoài phơi nắng. Sau đó, mọi hoạt động đều diễn ra ở trong phòng có ánh sáng. 19h, cô bắt đầu tắt đèn hoặc để đèn ngủ mờ giúp bé dễ chìm vào giấc ngủ. Trong hai tuần đầu tiên thực hành EASY, bé Meo chỉ dậy ăn đêm một lần, trong khi trước đó, bé dậy đến ba lần một đêm. Đến khi Meo 7 tuần tuổi, bé ngủ một mạch đến tận 7 giờ sáng hôm sau và không thức dậy ăn đêm lần nào.
Giang giải thích: "Mỗi bé khi sinh ra, nếu đạt cân nặng 2,7 kg hoàn toàn có khả năng tích trữ năng lượng để ba tiếng ăn một lần. Khi bé lớn hơn, sức chứa của dạ dày cũng tăng thêm, mẹ có thể cho bé ăn bốn tiếng một lần. Thông thường, bé 2 tháng tuổi sẽ theo chế độ EASY 3, tức là cứ 3 tiếng lặp lại một chu kỳ Ăn - Chơi - Vận động - Mẹ thư giãn. Khi bé lớn hơn, mẹ nên tự nhận biết các dấu hiệu thay đổi của bé và điều chỉnh phù hợp theo các chế độ EASY 4, EASY 2-3-4, EASY 5-6".
|
Bé Meo 20 tuần tuổi nặng 7kg và cao 67,3cm. |
Hiện tại, Meo sinh hoạt theo chế độ EASY 2-3-4 với lịch trình cụ thể như sau:
- 7h: Ngủ dậy, sau khi vệ sinh thì ăn sáng ngay.
- 7h30-9h00: Sau khi ăn xong, con được cho đi tắm nắng và chơi cùng mẹ.
- 9h-10h30: Chơi mệt, con ngủ.
- 10h30: Ăn trưa, chơi.
- 13h00: Lau người cho bé.
- 13h30: Ngủ hai tiếng.
- 15h30: Ăn chiều.
- 16h00-17h30: Chơi.
- 17h30: Mẹ massage nhẹ nhàng cho bé.
- 18h30: Tắm và chơi đùa trước khi ngủ đêm.
- 19h: Ăn bữa tối.
- 19h30: Bé đi ngủ đến sáng.
Trẻ được áp dụng EASY từ sớm có thể tự nhận biết được việc gì sẽ đến tiếp theo, bởi trình tự của mọi hoạt động là không bao giờ thay đổi, điều này tạo nên nhịp sinh học đầu đời cho bé. Bé cảm thấy chủ động và tự tin bởi bé biết sau khi ngủ dậy mình được ăn, khi ăn xong mình được chơi và khi mệt mình sẽ được đi ngủ.
Khi mẹ và con sinh hoạt theo EASY, mẹ không nhầm lẫn các tín hiệu con "phát" ra. Khi đó, mẹ sẽ biết cách phản ứng với từng nhu cầu khác nhau của bé. Mẹ hiểu bé và bé được tôn trọng về nhu cầu, cả hai cùng tránh được việc cho ăn lắt nhắt cả ngày do mẹ sợ con đói hay muốn con ngừng khóc. Đây cũng là cách mà mẹ có thể tránh được cảnh sẽ phải ép con ăn. Do đó, EASY là phương pháp giúp mẹ dễ dàng hiểu tiếng khóc - ngôn ngữ của con hơn.
Lam Giang cho biết, với EASY, cô cảm nhận được trọn vẹn niềm vui của việc làm mẹ. Cơ thể cô không mệt mỏi và căng thẳng như nhiều bà mẹ khác. Đặc biệt, nếu rèn luyện EASY thành công cho con, bé sẽ ngoan ngoãn ở nhà chơi cùng ông bà, các bà mẹ có thể tự tin quay trở lại công việc hơn.
Theo Ngôi sao
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua